Search
en-USvi-VN
Search

Xét nghiệm chẩn đoán nấm Candida ở nữ giới

Thùy Linh Nguyễn

1. Nấm Candida đường sinh dục ở nữ giới là gì?

    - Nấm Candida âm đạo, còn được gọi là nhiễm nấm candida hoặc nhiễm trùng nấm men. Là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra bởi các chủng nấm Candida. Một số loại thuốc có thể là nguy cơ gây nên nấm Candida ở nữ giới.

    - Thông thường nấm Candida sinh dục hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Mặc dù chúng gây nhiều phiền phức và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nấm Candida có thể gây hại cho con người nếu như nó không được điều trị đúng lúc.

2. Triệu chứng nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ giới

    - Nấm Candida ở nữ giới thường sẽ không có một triệu chứng nhất định. Ở những chủ thể khác nhau, nấm Candida sinh dục có thể có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nấm Candida sinh dục có một số biểu hiện cụ thể. Các triệu chứng này có thể từ nhẹ đến trung bình.

Các dấu hiệu của nấm Candida sinh dục ở nữ giới bao gồm:

  • Ngứa và kích thích âm đạo và âm hộ.
  • Có cảm giác nóng rát, đặc biệt là khi giao hợp hoặc trong khi đi tiểu.
  • Đỏ, tấy và sưng âm hộ.
  • Âm đạo, vùng “tam giác mật” đau nhức.
  • Phát ban ở âm đạo.
  • Huyết trắng dày, không mùi, có tính chất giống phô mai hay lòng trắng trứng hoặc giống sữa đông.
  • Dịch âm đạo nhiều thậm chí là chảy ướt cả quần lót.

 

Tuy nhiên, một số phụ nữ thường không có triệu chứng đặc biệt nào khi nhiễm nấm Candida. Nấm Candida sinh dục thường sẽ không không ra biến chứng phức tạp nhưng chúng có thể khiến phụ nữ bị suy giảm hệ miễn dịch. Và chúng có thể lây lan sang em bé nếu bạn mang thai và sinh con. Do đó, hãy nắm rõ các dấu hiệu của Candida sinh dục ở nữ giới để có cách điều trị kịp lúc.

3. Các nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến nấm Candida ở nữ giới:

    - Một số nguyên nhân khiến nấm Candida ở nữ giới phát triển quá mức, bao gồm:

  • Mang thai.
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormon làm tăng nồng độ estrogen.
  • Sử dụng kháng sinh, gây ra sự mất cân đối trong hệ thực vật tự nhiên âm đạo

   - Ngoài trừ các nguyên nhân gây nấm Candida ở trên, có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh: Nhiễm trùng nấm men thường gặp ở phụ nữ dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có thể tiêu diệt một loạt vi khuẩn gây hại. Và nó cũng tiêu diệt vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo của bạn, dẫn đến phát triển quá mức của nấm men.
  • Tăng nồng độ estrogen: Nhiễm trùng nấm men phổ biến hơn ở những phụ nữ có nồng độ estrogen cao. Chẳng hạn như phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ dùng thuốc ngừa thai estrogen liều cao hoặc liệu pháp hormon estrogen.
  • Bệnh tiểu đường: Phụ nữ có lượng đường trong máu cao có nguy cơ nhiễm nấm men cao hơn so với phụ nữ có đường huyết được kiểm soát tốt.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: Những phụ nữ bị giảm miễn dịch – chẳng hạn như điều trị bằng corticosteroid hoặc nhiễm HIV – có nhiều khả năng nhiễm nấm men hơn.
  • Một số rối loạn di truyền: Chẳng hạn như chứng hấp thu kém hoặc bệnh thiếu máu có thể dễ nhiễm Candida sinh dục hơn.
  • Căng thẳng: Phụ nữ có xu hướng nhạy cảm hơn với nhiễm trùng nấm Candida âm đạo nếu họ bị căng thẳng, stress, thiếu ngủ hoặc ăn uống không đầy đủ chất.
  • Quần áo bó sát, đặc biệt là đồ lót: Môi trường ấm áp, chật hẹp, vệ sinh kém chính là nguy cơ khiến bạn dễ nhiễm nấm Candida sinh dục.

Ngoài ra, một số yếu tố hành vi như thực hành tình dục ví dụ như quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida sinh dục

4. Chẩn đoán vi nấm candida

   - Tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm candida mà bác sĩ sẽ thăm khám và xem xét tiền sử bệnh để chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu xét nghiệm từ các khu vực bị nhiễm nấm và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có bị nhiễm nấm hay không.

   - Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra xem não, thận, gan hoặc lá lách có bị tổn thương do nấm Candida hay không. Một số phương pháp chẩn đoán vi nấm candida sẽ được các bác sĩ thực hiện như sau:

    4.1. Xét nghiệm trực tiếp
Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm từ bộ phận bị nghi ngờ nhiễm bệnh như dịch đờm, dịch âm đạo, vẩy da, chất ngoáy họng, máu.… Các mẫu xét nghiệm có thể được soi tươi và nhuộm gram, eosin, hematoxylin. Nếu bệnh nhân nhiễm nấm candida kết quả sẽ cho thấy nhiều tế bào men hình bầu dục, có chồi và có sợi nấm giả.

   4.2. Chẩn đoán vi nấm candida bằng nuôi cấy      
Cấy các mẫu tế bào bị nhiễm nấm vào môi trường Sabouraud có chloramphenicol để nhiệt độ từ 25-280 độ C, sau khoảng 2 ngày, nấm candida sẽ mọc thành khuẩn lạc trắng đục như kem, tròn lồi nhẵn bóng, kích thước to hơn khuẩn lạc vi khuẩn.

  4.3. Thử nghiệm huyết thanh
Các bác sĩ sẽ cấy nấm vào huyết thanh thỏ, để ở nhiệt độ 370 độ C trong vòng 4-6 giờ. Lấy huyết thanh soi dưới kính hiển vi, nếu thấy mẫu nấm phát triển có ống mầm giống giá đỗ thì có thể xác định đó là nấm Candida albicans, nếu chỉ có tế bao hạt men thì có thể là nấm Candida khác.

   4.4. Định danh trực tiếp Candida
Bệnh phẩm dược cấy trực tiếp trên môi trường Chromaga dựa vào màu sắc khuẩn lạc để xác định là loại vi nấm candida nào.

+ Màu trắng và xanh lá cây thì là nấm Candida albicans

+ Màu xanh ánh kim là nấm Candida tropicalis

+ Màu hồng là nấm Candida krusei

+ Màu tím hoa cà là nấm Candida glabrata

 Da, móng, sinh thiết khảo sát với KOH 20%.

   4.5. Chẩn đoán vi nấm candida từ các mẫu sinh thiết

Sau khi lấy mẫu xét nghiệm bỏ vào dung dịch cố định, xử lý theo phương pháp mô học rồi đem nhuộm Hematoxyline và Eosin hoặc nhuộm Periodic Acid Schiff. Khảo sát dưới kính hiển vi thấy nhiều tế bào hạt men và sợi tơ nấm giả thì đó là nấm candida.

5. Điều trị nấm Candida sinh dục ở nữ giới

    5.1. Điều trị y tế
Sau khi thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cần thiết. Thuốc kháng nấm sẽ giải quyết hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nấm Candida ở nữ giới thông thường. Nhiễm trùng nấm Candida sinh dục có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm bôi trực tiếp vào âm đạo như kem, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn.

Một số loại thuốc điều trị nấm Candida đường sinh dục phổ biến, bao gồm:

  • Clotrimazole
  • Econazole
  • Fenticonazole
  • Ketoconazole
  • Tioconazole
  • Terconazol
  • Miconazole

                                                      

Tuy nhiên, ở những người bị suy yếu hệ miễn dịch, nhiễm nấm Candida có thể khó điều trị và có thể tái phát. Trong những trường hợp này, nấm Candida ở nữ giới đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng nếu nó đi vào máu. Hoặc lây lan sang các cơ quan quan trọng như phổi, thận, tim và não và có thể gây tử vong. Các trường hợp này, nấm Candida sinh dục cần chẩn đoán nhanh chóng và được điều trị theo cách riêng biệt.

    5.2. Cách trị nấm candida sinh dục tại nhà.

Các biện pháp điều trị nấm Candida sinh dục ngay tại nhà, bao gồm:

  • Ăn sữa chua mỗi ngày để cân bằng lượng vi khuẩn trong môi trường âm đạo.
  • Uống nước ép việt quất để kiểm chế sự phát triển của nấm Candida sin dục.
  • Thêm tỏi vào công thức nấu ăn. Tỏi là một chất chống oxy hóa và chống nấm rất tốt.
  • Ngủ đầy đủ giấc và hạn chế căng thẳng tối đa cũng là một cách điều hạn chế sự phát triển của nấm Candida sinh dục.

Tuy nhiên, hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu nhiễm nấm nặng hơn. Không sử dụng thuốc hay các dung dịch ngâm âm đạo nếu không có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.

6. Phòng ngừa nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ

    - Để giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ giới, bạn có thể lưu ý một số điều sau:

  • Hãy mặc đồ lót bằng cotton và không vừa vặn quá chặt.
  • Tránh sử dụng kháng sinh uống thường xuyên hoặc kéo dài nếu bạn không cần điều trị bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc nếu có thể.
  • Giữ mức đường trong máu càng bình thường càng tốt nếu bị tiểu đường.
  • Vệ sinh âm đạo và hậu môn nên được rửa thường xuyên và giữ khô sau khi tắm. Không sử dụng chung đồ vật cá nhân với người khác.
  • Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu. Âm đạo có thể tự làm sạch bên trong, do đó bạn chỉ cần vệ sinh bên ngoài là được.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nhất là các loại có mùi thơm.
  • Đối với những người nhiễm HIV, nguy cơ bị tái phát nấm Candida sinh dục là khá cao. Bác sĩ đôi khi kê toa thuốc chống nấm như một biện pháp phòng ngừa.

Nấm Candida âm đạo là một tình trạng phổ biến mà thường có thể can thiệp vào chức năng tình dục của phụ nữ. Mặc dù thông thường nấm Candida ở nữ giới không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó sẽ gây ra nhiều phiền toái. Khi bạn nhiễm nấm Candida sinh dục, hãy cố gắng điều hòa lại lối sống bên cạnh việc điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh. 

Print
2149 Rate this article:
5.0

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top