Search
en-USvi-VN
Search

Bạn hiểu thế nào về chỉ số cơ thể BMI

Thùy Linh Nguyễn

     Một trong những vấn đề liên quan tới sức khỏe cần được theo dõi và quan tâm hàng đầu đó là các chỉ số cơ bản của cơ thể. Trong đó, chỉ số BMI là một trong những yếu tố cơ bản nhất đối với mỗi người. Chỉ số BMI giúp bạn xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và ở mức độ như thế nào. Chỉ số BMI được tính căn cứ trên số liệu về chiều cao và cân nặng của cơ thể. Khi biết được chỉ số BMI của bản thân, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

     1: Chỉ số BMI là gì?

     Chỉ số khối cơ thể – thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. 

     Chỉ số khối cơ thể (BMI) của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn.
Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể để từ đó có những kế hoạch về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe.

     BMI càng tăng đồng nghĩa với việc lượng mỡ trong cơ thể tăng lên và ngược lại.

     Công thức đó được biểu diễn như sau:

                  

     2: Cách đọc chỉ số BMI 

     Khi chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 25 - 29,9 tức là bạn đang bị thừa cân.

     Trong trường hợp chỉ số BMI từ 30 trở lên, cho thấy bạn đang bị béo phì. Theo đó, khoảng một phần ba phụ nữ ở Hoa Kỳ đang bị béo phì.

     3: Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể

     Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bạn, bao gồm:

  • Lượng calo dư thừa: Cơ thể cần bổ sung đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên, calo khi dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Bổ sung quá nhiều calo sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Tuổi cao: Cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.
  • Yếu tố về gen: Một số trường hợp bị rối loạn di truyền, dẫn đến béo phì.
  • Quá trình mang thai: Trong thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ tăng cân. Sau khi sinh con, người phụ nữ thường không thể giảm cân về mức bình thường như trước khi mang thai.

     Ngoài các yếu tố về cơ địa hay thai kỳ, bạn có thể chủ động kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày để giữ cho chỉ số BMI ở mức bình thường.

     4: Những lợi ích của BMI với sức khỏe

     BMI là 1 chỉ số về tổng lượng mỡ trong cơ thể ở nhiều người. Do đó, nó được coi là 1 chỉ số báo hiệu các nguy cơ về sức khỏe.

     BMI được sử dụng bởi hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để sàng lọc những người suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì nhưng chủ yếu được sử dụng để đánh giá rủi ro sức khỏe của người thừa cân và béo phì.

     Ví dụ: Những người có chỉ số BMI cao có nguy cơ:

  • Cholesterol trong máu cao hoặc rối loạn Lipid khác
  • Tiểu đường Tuýp 2
  • Các bệnh về tim
  • Huyết áp cao
  • Một số bệnh ung thư
  • Bệnh liên quan túi mật
  • Ngưng thở khi ngủ và ngáy
  • Chết sớm
  • Viêm xương khớp và các bệnh liên quan tới khớp

     Tuy nhiên, BMI là một trong những công cụ được sử dụng để tính toán rủi ro lành mạnh. Các yếu tố khác như huyết áp, mức cholesterol, lượng đường trong máu, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, tuổi, giới tính, vòng eo, mức độ hoạt động thể chất, tình trạng mãn kinh, tình trạng hút thuốc lá cũng được xem xét trong khi đánh giá nguy cơ sức khỏe.

 

        

 

     5:  Cần làm gì khi biết kết quả BMI

     Nếu BMI của bạn <18.5: Bạn đang bị Thiếu cân:

  • Bạn đang bị thiếu cân nặng so với chiều cao hiện có, cần đi khám bác sỹ để tìm nguyên nhân để điều trị.
  • Cần đảm bảo chế độ ăn đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, chất đạm, chất béo, rau và trái cây. Ngoài 3 bữa chính, bổ sung thêm 2-3 bữa phụ bằng các thực phẩm giàu năng lượng như sản phẩm EnPlus, các loại hạt (đậu phộng, hạt điều, hạt bí…).
  • Tăng thêm lượng cơm, bánh mì, xôi…; tăng thêm lượng dầu mỡ, bơ; tăng các món chiên xào; giảm ăn các món nhiều nước (bún, mì, nui…).
  • Để tránh thiếu Canxi, nên dùng thường xuyên sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Để tránh thiếu sắt và kẽm, cần ăn thêm thịt, cá, trứng, gan, hàu…
  • Vận động phù hợp thường xuyên. Ngủ sớm và đủ giấc.

     Nếu BMI của bạn từ 18.5 tới 22.9: Bình thường:

  • Bạn đang có cân nặng cân đối với chiều cao hiện có. Cần duy trì chế độ ăn uống hiện tại, ăn đa dạng thực phẩm, ăn đủ bữa, tăng cường rau xanh, quả chín, lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi như cua đồng, rạm, cá nhỏ ăn luôn xương, tép nhỏ ăn luôn vỏ, đậu nành, đậu hũ, uống thêm sữa giàu canxi
  • Vận động phù hợp thường xuyên. Ngủ sớm và đủ giấc.

     Nếu BMI của bạn từ 23 tới 24.9: Bạn đang Thừa cân:

  • Bạn đang dư thừa cân nặng so với chiều cao hiện có nên cần điều chỉnh lại chế độ ǎn uống và tăng cường hoạt động thể lực để giảm cân.
  • Cần giảm lượng tinh bột từ cơm, bánh mì, xôi/ nếp, nui, mì, mì gói…
  • Giảm thức ăn ngọt (như bánh kẹo, snack, nước ngọt, chè, kem, kể cả trái cây ngọt…); giảm thức ăn béo (như các món chiên/ rán, quay, nước cốt dừa, thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng, bơ, mỡ, thịt ba chỉ, thịt mỡ, da động vật, phủ tạng động vật…). Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Nên ăn các món luộc, hấp, nướng hay rau trộn.
  • Nên uống sữa dành cho người thừa cân béo phì, sữa tách béo, không đường, sữa chua ít hoặc không đường.
  • Tăng ăn rau/củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Hạn chế ăn sau 20 giờ. Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên ít nhất 60 phút mỗi ngày. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Cần theo dõi cân nặng hàng tháng và khám sức khỏe định kỳ mỗi năm.

     Nếu BMI của bạn từ 25 trở lên: Bạn đang Béo phì:

  • Bạn đang dư thừa cân nặng nhiều so với chiều cao hiện có nên cần đi khám Bác sỹ, cần điều chỉnh lại chế độ ǎn uống và tăng cường hoạt động thể lực để giảm cân, đưa BMI về mức bình thường.
  • Cần giảm lượng tinh bột từ cơm, bánh mì, xôi/nếp, nui, mì, mì gói…
  • Giảm thức ăn ngọt (như bánh kẹo, snack, nước ngọt, chè, kem, kể cả trái cây ngọt…); giảm thức ăn béo (như các món chiên/rán, quay, nước cốt dừa, thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng, bơ, mỡ, thịt ba chỉ, thịt mỡ, da động vật, đồ lòng…). Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Nên ăn các món luộc, hấp, nướng hay rau trộn.

  • Nên dùng sản phẩm dành cho người thừa cân béo phì, sữa tách béo, không đường, sữa chua ít hoặc không đường.
  • Tăng ăn rau củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Hạn chế ăn sau 20 giờ. Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên ít nhất 60 phút mỗi ngày. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Cần theo dõi cân nặng hàng tuần và khám sức khỏe định kỳ mỗi 3-6 tháng

     6: Bí quyết duy trì chỉ số BMI ở ngưỡng ổn định

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái

     ( Nguồn sưu tầm)

       ************************

Liên hệ:

🧑🏻‍⚕️ Phòng khám Đa khoa AGAPE 👨🏻‍⚕️

📗 Hotile: 0869565868

🚛 Địa chỉ: 382 Hồ Tùng Mậu - Phú Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Print
1897 Rate this article:
5.0

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top