Search
en-USvi-VN
Search

Dược liệu quý

Đâu là đối tượng cần xét nghiệm Covid- 19?
Thùy Linh Nguyễn
/ Categories: News and Events, Covid-19

Đâu là đối tượng cần xét nghiệm Covid- 19?

     Đối tượng cần được xét nghiệm Covid-19

     Những người cần thực hiện xét nghiệm Covid-19 là những đối tượng có ít nhất một trong số các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi và có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

  • Có tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người nhiễm Covid-19 hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19, bao gồm: người sống cùng nhà, cùng phòng làm việc, du lịch, làm việc, ngồi cùng hàng và trước sau 2 hàng ghế trên phương tiện giao thông,…
  • Trở về từ các “vùng dịch” được WHO ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh (cách ly tập trung).
  • Trở về từ các vùng dịch đang xảy ra tại Việt Nam trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
  • Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị.
  • Theo chỉ định của bác sĩ/ cán bộ điều tra/ cơ quan y tế.

     Phương pháp xét nghiệm Covid-19 phổ biến nhất hiện nay

  • Xét nghiệm RT-PCR

     Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 14 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

     Ngoài ra, những ngày đầu mới nhiễm, virus chưa nhân lên đủ lớn và chưa xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Khi ấy kết quả xét nghiệm có thể âm tính mặc dù cơ thể đã bị nhiễm. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 14 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể từ dương tính chuyển thành âm tính đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.

     Cũng cần nói thêm, xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR phải được làm ở các cơ sở có đầy đủ điều kiện chuẩn về phòng ốc, máy móc, con người có trình độ, giá thành khá đắt và thời gian chờ kết quả lâu.

  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu (test nhanh)

     Xét nghiệm này cho phép xác định việc người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus hay không, và nếu có thì trong máu sẽ có kháng thể kháng SARS-CoV-2.

     Phương pháp test nhanh thường chỉ định cho các trường hợp sau 2 tuần bị phơi nhiễm, thời gian đủ để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh nhưng nếu làm sớm trong 2 tuần đầu khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn âm tính mặc dù cơ thể đã nhiễm Covid-19. Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.

     Ngoài ra, test nhanh còn để xác định xem cơ thể có kháng thể kháng lại virus chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 2 tuần bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn. Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây (<7 ngày) và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.

     Hiện nay, vì lý do kinh tế, kỹ thuật và thời gian cho nên xét nghiệm RT-PCR không thể làm rộng rãi trong cộng đồng. Xét nghiệm nhanh hiện nay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho ngành y tế chống dịch.

     Phương pháp test nhanh Covid-19 có hiệu quả không?

     Phương pháp test nhanh nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với SARS-CoV-2, không phải phát hiện virus, dẫn đến trường hợp âm tính giả cao.

     “Không dùng test nhanh kháng thể để khẳng định, vì bản chất của test là dùng để phát hiện kháng thể của người đã bị nhiễm và thường đã khỏi bệnh, chứ không phải phát hiện người nhiễm mới. Nếu dương tính, test nhanh không phản ánh việc người đó còn kháng nguyên trong cơ thể. Và nếu trước đó nhiễm thì hậu quả gây lan lan virus đã xảy ra rồi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

     Ngoài ra, test nhanh không phù hợp khi xét nghiệm sớm vì phần lớn âm tính. Kết quả âm tính cũng không phản ánh liệu người đó có virus trong cơ thể hay không. Không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả  ÂM TÍNH, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả DƯƠNG TÍNH. Người nhận được kết quả âm tính test nhanh cho rằng không bị nhiễm virus, không còn mang virus, gây tâm lý chủ quan.

     Hiện nay, xét nghiệm RT-PCR vẫn là chủ đạo, phát hiện xem hầu họng có virus hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm phân tử RT-PCR lại không cho biết một người có miễn dịch do nhiễm Covid-19 trong quá khứ hay chưa từng bị nhiễm. Kết hợp giữa xét nghiệm phân tử RT-PCR và test nhanh có thể cho biết sự tiến triển qua các giai đoạn của bệnh một cách cụ thể hơn.

     Do đó, tùy theo từng trường hợp để tiến hành xét nghiệm test nhanh phù hợp như:

  • Thứ nhất, là theo dõi kết quả điều trị ở những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 sau đó có xuất hiện kháng thể không? Có còn kháng thể không? Việc này quan trọng để điều chỉnh thuốc men, thay đổi phác đồ cho phù hợp.
  • Thứ hai, để điều tra dịch tễ học trong cộng đồng xem trước đó người dân vùng đó có bị nhiễm SARS-CoV-2 không? Việc này là cần thiết để biết được nguy cơ lây nhiễm ở địa phương sinh sống, đối tượng dân cư, mùa vụ,… từ đó xây dựng chiến lược phòng dịch.

     Những việc cần làm sau khi có kết quả xét nghiệm

     Sau khi tiến hành xét nghiệm Covid-19, nếu kết quả dương tính: đối tượng xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus và có khả năng phát tán, lây truyền virus cho người khác.

     Trong trường hợp này, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế điều trị được chỉ định, hợp tác và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, khai báo đầy đủ thông tin về lịch trình di chuyển, lịch sử tiếp xúc với người khác trong vòng 14 ngày trước khi xét nghiệm dương tính với cán bộ điều tra để thực hiện các biện pháp phòng dịch đúng theo quy định.

     Mặt khác, với trường hợp kết quả âm tính: đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tức là, bạn chưa nhiễm bệnh và vẫn có khả năng sẽ nhiễm nên cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19 (tự cách ly 14 ngày). Nếu có các triệu chứng nghi ngờ (mệt, sốt, ho, khó thở) nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chỉ định làm các xét nghiệm lại.

     ( Nguồn VNVC : https://vnvc.vn/chan-doan-xet-nghiem-covid-19/ )

           *************************

🧑🏻‍🔬 Phòng khám Đa khoa AGAPE 👨🏻‍🔬

🏥 Hotile: 0869565868

🚑 Địa chỉ: 382 Hồ Tùng Mậu - Phú Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

 

Print
1671 Rate this article:
1.0

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top