Search
en-USvi-VN
Search

Dược liệu quý

Tìm hiểu về xét nghiệm virus viêm gan A (HAV)

Tìm hiểu về xét nghiệm virus viêm gan A (HAV)

1. Tổng quan về bệnh viêm gan A

Viêm gan A là bệnh gây ra do virus, làm tổn thương tế bào gan và suy giảm chức năng gan. Tổn thương ở người mắc bệnh viêm gan A có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

Virus viêm gan A (Hepatitis A Virus – HAV) lây truyền qua đường tiêu hóa, có thể từ nguồn thức ăn, nước uống hoặc thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được tiệt trùng. Trong suốt quá trình gây bệnh, virus được đào thải qua phân nên nguy cơ lây nhiễm rất cao trong cộng đồng.

Theo nghiên cứu, có hơn 90% người trưởng thành nhiễm virus viêm gan A ít nhất 1 lần trong đời và không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thoáng qua. Căn bệnh này có thể tự khỏi sau 2 - 4 tuần, số ít các trường hợp cần điều trị. Bệnh do HAV gây ra có thể gây tình trạng viêm gan cấp, nhưng không có thể mãn tính. Những người bệnh sau điều trị sẽ hồi phục hoàn toàn và có được miễn dịch với bệnh suốt đời.

Các triệu chứng lâm sàng của ca bệnh điển hình:

  • Sau thời gian ủ bệnh từ 15-45 ngày, bệnh bắt đầu tiến triển đột ngột với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, khó chịu và đau bụng.
  • Trong vòng vài ngày đến một tuần, nước tiểu sẫm màu (bilirubin niệu) xuất hiện; phân nhợt nhạt (thiếu sắc tố bilirubin) cũng có thể được quan sát thấy.
  • Tiếp theo là vàng da và ngứa (40 - 70 % các trường hợp). Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu thường giảm đi khi vàng da xuất hiện và vàng da thường đạt đến đỉnh điểm trong vòng hai tuần.
  • Các bất thường trong xét nghiệm bao gồm: tăng men gan (GOT, GPT), tăng bilirubin huyết thanh, GPT huyết thanh thường cao hơn GOT huyết thanh.

Ngoài ra, những người được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan A cũng sẽ hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể nếu tiêm phòng đạt hiệu quả tối ưu. Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc HAV giảm đáng kể sau khi tiêm phòng HAV

2. Mục đích xét nghiệm virus viêm gan A

  • Mục đích chính của việc tiến hành xét nghiệm virus viêm gan A (xét nghiệm HAV) là tìm kháng thể kháng virus viêm gan A trong máu của người bệnh. Qua đó có thể chẩn đoán bệnh viêm gan A cấp ở những người có dấu hiệu nghi ngờ.
  • Xét nghiệm virus viêm gan A cũng được thực hiện để giúp bác sĩ lâm sàng xác định mức độ tổn thương gan, cũng như xem xét khả năng đáp ứng của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị.
  • Ngoài ra, có thể tiến hành xét nghiệm HAV để tìm ra bệnh nhân mắc viêm gan A trước đó đã khỏi hoàn toàn hay hiện đang mắc và đánh giá hiệu lực của vắc-xin phòng bệnh.

Hiện nay, xét nghiệm virus viêm gan A là rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chẩn đoán, đưa ra biện pháp phòng ngừa lây lan và tìm phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

3. Khi nào cần xét nghiệm HAV?

Mọi người nên thực hiện xét nghiệm HAV khi:

  • Có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus viêm gan A cấp tính như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu...
  • Chỉ định để theo dõi quá trình điều trị và giúp xác định khả năng bảo vệ cơ thể sau khi nhiễm bệnh hay sau khi tiêm chủng ngừa.
  • Được bác sĩ chỉ định để đánh giá hiệu quả của việc điều trị viêm gan A.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh viêm gan A.

Có thể tiến hành xét nghiệm HAV để tìm ra bệnh nhân đã mắc viêm gan A trước đó

4. Các xét nghiệm virus viêm gan A

Để chẩn đoán bệnh viêm gan A, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:

4.1 Xét nghiệm tìm kháng thể HAV-IgM

Thông thường, sau khi nhiễm virus thì thời gian ủ bệnh khoảng từ 7-10 ngày, trong thời gian này, cơ thể tạo ra các kháng thể HAV-IgM để chống lại virus gây bệnh. Xét nghiệm tìm kháng thể HAV-IgM sẽ chính xác sau khoảng 2 tuần bị nhiễm bệnh, giai đoạn từ 3 – 12 tháng sau, kháng thể chống HAV sẽ giảm dần và sẽ biến mất.

  • Nếu kết quả HAV IgM âm tính: chứng tỏ không nhiễm virus gây bệnh viêm gan A.
  • Nếu kết quả kháng thể HAV IgM dương tính: Có hai khả năng xảy ra, một là người bệnh đang mắc viêm gan A cấp và hai là đã mắc bệnh trong thời gian trước đó, bệnh đã khỏi, và lượng kháng thể IgM vẫn còn tồn tại hoặc tiêm vắc-xin trong thời gian gần nên vẫn còn kháng thể lưu hành. Trong trường hợp này, để xác định người bệnh có đang mắc viêm gan A cấp hay không thì cần theo dõi các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm sinh hóa máu như men gan, bilirubin...

4.2 Xét nghiệm tìm kháng thể HAV-IgG

Kháng thể này bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 3 sau khi nhiễm virus và tăng dần trong máu, chúng sẽ không biến mất mà còn tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus gây bệnh.

  • Kết quả dương tính: Chứng tỏ đã mắc bệnh viêm gan A trong thời gian gần/đã từng nhiễm từ lâu hoặc liệu pháp tiêm phòng vắc-xin tạo đáp ứng miễn dịch tốt.
  • Kết quả âm tính: Chưa từng mắc bệnh hay liệu pháp tiêm vắc-xin không đảm bảo hiệu quả.
  • Ngoài 2 xét nghiệm virus viêm gan A được sử dụng để tìm sự xuất hiện của kháng thể kháng virus viêm gan A, thì người bệnh cần cũng được thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan (GPT, GOT, GGT, ALP), chỉ số bilirubin... để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh.

Hiện nay hầu hết các sinh phẩm miễn dịch chẩn đoán HAV thường kết hợp 2 loại HAV IgM và HAV total (chẩn đoán HAV IgM và HAV IgG). Sự kết hợp 2 kết quả xét nghiệm này cùng với các xét nghiệm men gan và birilubin sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng bệnh (nếu có) hoặc tình trạng miễn dịch của cơ thể bạn với virus HAV tại thời điểm xét nghiệm.

Print
1311 Rate this article:
No rating

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top