Search
en-USvi-VN
Search

Bác sĩ đến nhà

plusplus
 

Thăm khám tận nơi chỉ từ 400.000 ₫

 
 

Nhà Thuốc Trực Tuyến AGAPE

plusplus
 

Dễ dàng đặt trực tuyến thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng với mức giá tiết kiệm

Giao hàng nhanh trong 2 giờ

Tiết kiệm 20% tất cả các sản phẩm

Giờ mở cửa

 
  • Thứ hai - thứ sáu: 8:00 - 21:00
  • Thứ 7 - chủ nhật: 8:00 - 21:00
  • Chúng tôi thường đóng cửa vào buổi trưa từ 11:30 - 13:30 các ngày trong tuần.

Địa chỉ

 
  • Số 382, đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đặt lịch hẹn

 
  • Đặt lịch hẹn bằng một trong ba cách đơn giản sau:
  • 1. Gọi cho phòng khám
  • 2. Gửi email cho chúng tôi
  • 3. Điền vào biểu mẫu cuộc hẹn trực tuyến của chúng tôi

5 Chuyên khoa

 
  • Khoa răng hàm mặt
  • Khoa khám nội
  • Khoa khám nhi
  • Khoa xét nghiệm
  • Chuẩn đoán hình ảnh

CÁC CHUYÊN KHOA KHÁM CHỮA BỆNH

 
 
 
 
 
 

AGAPE TEAM

DEDICATED, CONSCIENTIOUS AND DEVOTED!

Responsive image
Responsive image

PHUONG.TRAN Doctor

  • With over 10 years of experience working in cosmetic dentistry and certified by a competent state agency.
  • Having treated and treated many difficult and complicated cases. Doctor Tran Phuong's professional skills and ethics have always been appreciated and appreciated by patients, family members as well as colleagues!

Best support

Customer satisfaction

Afordable price

Advanced technology

Production capacity

Unlimited options

Số Liệu nổi bật

0

Năm thành lập

0

Chuyên gia

0

Bệnh nhân

0

Cơ sở

Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Bác sĩ Lê Chính Đại đã từng bước tạo dựng uy tín và danh tiếng.

PGS.TS.LÊ CHÍNH ĐẠI

PGD Trung tâm Y học Hạch nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, liên tục cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại, AGAPE luôn không ngừng phấn đấu để khẳng định sứ mệnh lớn lao mà mình theo đuổi bằng việc trở thành hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Appointment

Xét nghiệm HIV là gì? Những điều cần biết về HIV

Thùy Linh Nguyễn

1. Khái quát về HIV?

    Virus gây bệnh HIV là loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, có tên gọi đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus. 

    Virus HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường, đó là qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con.

    Các triệu chứng lâm sàng chính của bệnh HIV gồm sụt cân liên tục, tiêu chảy và sốt kéo dài trên 1 tháng. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác như: ho dai dẳng kéo dài trên 1 tháng, nổi ban đỏ, ngứa toàn thân, xuất hiện các mụn rộp, nổi hạch,…

    HIV là căn bệnh nguy hiểm đến nay chưa có thuốc phòng ngừa và chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên với sự hiện đại của y học ngày nay, việc phát hiện sớm tình trạng nhiễm        HIV sẽ giúp đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp để nâng cao sức khỏe của người nhiễm. 

    Có thể sử dụng các loại thuốc kháng virus một cách đầy đủ và hợp lý, từ đó có tác dụng ức chế và làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

2. Ai nên làm xét nghiệm HIV?

    Các chuyên gia khuyến khích tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13–64 nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Nếu chẳng may nhiễm virus HIV, phát hiện sớm sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần điều trị tốt hơn đồng thời có những biện pháp đề phòng lây truyền HIV cho người khác.

    Với những người có nguy cơ cao hơn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm HIV âm tính trong lần cuối cùng hoặc xét nghiệm đã được thực hiện hơn một năm trước và thuộc một trong số những người dưới đây thì bạn nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:

  • Người có quan hệ đồng tính nam.
  • Đã có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo với một người dương tính với HIV.
  • Đã quan hệ với nhiều người kể từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật dụng khác như nước hoặc bông y tế với người khác.
  • Đã từng bán dâm.
  • Đã từng được chẩn đoán hoặc điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Đã được chẩn đoán hoặc điều trị lao, viêm gan.
  • Đã có quan hệ tình dục với một ai đó có ít nhất một trong các đặc điểm kể trên.

    Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm HIV để có thể bắt đầu điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Khi một phụ nữ được điều trị HIV sớm trong thai kỳ, nguy cơ truyền HIV sang em bé thường rất thấp.

                                                                                                                        

3. Có những phương pháp xét nghiệm HIV nào?

    Từ 3 đến 6 tháng kể từ khi Virus HIV xâm nhập vào cơ thể người có thể sinh ra kháng thể. Cách duy nhất để xác định có bị nhiễm HIV hay không là thực hiện xét nghiệm HIV.

    Có 3 loại xét nghiệm liên quan đến HIV, đó là xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị.

  • Đối với các xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện với sinh phẩm xét nghiệm nhanh HIV hoặc kỹ thuật miễn dịch đánh dấu.
  • Với xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV gồm 2 phương pháp chính là xét nghiệm huyết thanh học và xét nghiệm sinh học phân tử.
  • Xét nghiệm huyết thanh học thường áp dụng với người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi. Phương pháp này nhằm phát hiện sự hiện diện của kháng thể hoặc kháng nguyên HIV có trong máu.
  • Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử thường sử dụng đối với trẻ em phơi nhiễm HIV hoặc trẻ em dưới 18 tháng tuổi có xét nghiệm kháng thể HIV dương tính; các trường hợp khác khó chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học. Phương pháp này giúp phát hiện ADN/ARN của HIV tồn tại trong máu hoặc các dịch tiết.
  • Xét nghiệm theo dõi điều trị đo tải lượng virus HIV tồn tại trong máu sau khi áp dụng điều trị để theo dõi tiên lượng hiệu quả điều trị trên từng bệnh nhân.                                                                                                                                                                                                                                                                           

                                                                                                                                                                                    Test sàng lọc

4. Thời gian nên đi thực hiện xét nghiệm HIV:

    Virus HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhân lên và gây bệnh cho người mắc một cách thầm lặng trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường:

    Trong tuần đầu tiên, virus HIV nhân lên và xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Tuy nhiên thời điểm này virus HIV được phát hiện trong dịch não tủy trước khi phát hiện trong máu

     Khoảng 3 - 6 tuần tiếp theo, hầu hết người phơi nhiễm HIV đều không có biểu hiện gì đặc biệt và sức khỏe vẫn bình thường. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp xuất hiện các dấu hiệu ở giai đoạn sớm của nhiễm HIV gần giống với cảm cúm thông thường như: sốt, nổi hạch, nổi các nốt ban đỏ trong thời gian ngắn.

     Như vậy sau khi phơi nhiễm khoảng 4 - 6 tuần người nghi ngờ phơi nhiễm HIV có thể làm xét nghiệm. Tuy nhiên thời điểm để xác định HIV có kết quả chính xác nhất là 2 - 3 tháng kể từ thời điểm nghi phơi nhiễm.

     Thông thường kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV thường được trả sau 1,5 giờ; đối với kết quả xét nghiệm khẳng định được trả trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận mẫu tại phòng xét nghiệm.

5. Cách phòng tránh nhiễm HIV:

Dựa trên các con đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng tránh bệnh HIV như sau:

  • Cách tốt nhất để phòng tránh HIV là không tiêm chích ma túy.
  • Thực hiện một lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thuỷ một vợ một chồng.
  • Đối với trường hợp quan hệ tình dục với đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV hay không thì bạn nên thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách; không để dịch sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo của bạn tình tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình trong khi quan hệ tình dục.
  • Với những người trẻ, không quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là cách phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục có hiệu quả.
  • Chỉ nên truyền máu và các chế phẩm máu khi thật sự cần thiết; nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
  • Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
  • Khi biết một người đã nhiễm HIV nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người đó.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải răng, bấm móng tay, dao cạo,...
  • Phụ nữ nhiễm HIV tốt nhất không nên mang thai, bởi tỷ lệ lây truyền HIV sang cho thai nhi là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp đã có thai thì nên đến cơ sở y tế để khám thai và được tư vấn cách xử lý.

 

Print
2394 Đánh giá bài viết này:
Không có đánh giá

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
  • instagram

  • google

  • 0869565868

Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top