Search
en-USvi-VN
Search

Bác sĩ đến nhà

plusplus
 

Thăm khám tận nơi chỉ từ 400.000 ₫

 
 

Nhà Thuốc Trực Tuyến AGAPE

plusplus
 

Dễ dàng đặt trực tuyến thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng với mức giá tiết kiệm

Giao hàng nhanh trong 2 giờ

Tiết kiệm 20% tất cả các sản phẩm

Giờ mở cửa

 
  • Thứ hai - thứ sáu: 8:00 - 21:00
  • Thứ 7 - chủ nhật: 8:00 - 21:00
  • Chúng tôi thường đóng cửa vào buổi trưa từ 11:30 - 13:30 các ngày trong tuần.

Địa chỉ

 
  • Số 382, đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đặt lịch hẹn

 
  • Đặt lịch hẹn bằng một trong ba cách đơn giản sau:
  • 1. Gọi cho phòng khám
  • 2. Gửi email cho chúng tôi
  • 3. Điền vào biểu mẫu cuộc hẹn trực tuyến của chúng tôi

5 Chuyên khoa

 
  • Khoa răng hàm mặt
  • Khoa khám nội
  • Khoa khám nhi
  • Khoa xét nghiệm
  • Chuẩn đoán hình ảnh

CÁC CHUYÊN KHOA KHÁM CHỮA BỆNH

 
 
 
 
 
 

AGAPE TEAM

DEDICATED, CONSCIENTIOUS AND DEVOTED!

Responsive image
Responsive image

PHUONG.TRAN Doctor

  • With over 10 years of experience working in cosmetic dentistry and certified by a competent state agency.
  • Having treated and treated many difficult and complicated cases. Doctor Tran Phuong's professional skills and ethics have always been appreciated and appreciated by patients, family members as well as colleagues!

Best support

Customer satisfaction

Afordable price

Advanced technology

Production capacity

Unlimited options

Số Liệu nổi bật

0

Năm thành lập

0

Chuyên gia

0

Bệnh nhân

0

Cơ sở

Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Bác sĩ Lê Chính Đại đã từng bước tạo dựng uy tín và danh tiếng.

PGS.TS.LÊ CHÍNH ĐẠI

PGD Trung tâm Y học Hạch nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, liên tục cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại, AGAPE luôn không ngừng phấn đấu để khẳng định sứ mệnh lớn lao mà mình theo đuổi bằng việc trở thành hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Appointment

Trẻ đứng sớm bị còng chân?

Bác sỹ Trần Phượng

Trẻ đứng sớm bị còng chân?

Đây là câu hỏi của rất rất nhiều ba mẹ, trong nỗi lo sợ vô vàn, cùng sự đe dọa không thương tiếc của thế hệ đi trước nhiều kinh nghiệm! Vậy thì, sự thật là như thế nào đây nhỉ?

Đứng sớm là gì?

Trước khi sợ, chúng ta phải định nghĩa lại vài điều, xem chúng ta thật sự biết những gì chúng ta đang “sợ” hay không nhé! Sợ mà không biết rõ điều mình sợ, thì thật là… hơi vớ vẩn, phải không nào?

Vậy định nghĩa “đứng sớm” là gì? 6 tháng đứng dậy gọi là sớm, 7 tháng gọi là sớm, hay 8 tháng gọi là sớm? hay là 4 tháng nhỉ? Điều bạn nên biết rằng, mốc phát triển trung bình của con trẻ, trong việc đi đứng, là như sau:

  • 6 – 10 tháng: đa số các trẻ bắt đầu học cách vịn đồ vật, và kéo thân mình lên vào tư thế đứng.
  • 7 – 13 tháng: đa số trẻ sẽ bắt đầu biết vịn lần lần để di chuyển bản thân. Cũng trong thời gian này, một số trẻ cũng có thể đi được với sự hỗ trợ của người lớn (nhưng bạn không nên bắt trẻ tập đi một mình nhé, lý do sẽ có ở phần sau)
  • 11 – 14 tháng: đa số trẻ sẽ bắt đầu đi được một mình

Điều này có nghĩa là gì? nếu con bạn khoảng gần 6 tháng tuổi, mà nó bắt đầu vịn đứng, đó là “lịch phát triển” của riêng con bạn, bạn nên thấy vui, vì đây là một bước tiến trong phát triển vận động của con mình! Chứ không phải là tự nhiên rước lo vào thân, vì thấy thằng nhỏ khác 8 tháng chưa đứng được, sao con mình đứng được, nhé! Mỗi bé có một lịch trình phát triển riêng tự nhiên, đã được cài sẵn rồi, đừng nhìn quanh mà so sánh làm gì cho nó mệt.

Còng chân là gì? Có đáng lo hay không?

Còng chân sinh lý

Còng chân, hay chân vòng kiềng, là một hiện tượng khi trẻ đứng thẳng, hai chân chụm lại, ngón chân cái hướng ra phía trước, thì mắc cá chân hai bên chạm vô nhau, nhưng đầu gối hai bên cách xa nhau. Bạn có biết rằng, còng chân (bow legs) là MỘT PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG của hệ cơ xương của trẻ nhũ nhi. Thật ra, từ khi sinh ra, tất cả các trẻ đều có còng chân, ở một mức độ nào đó, nhưng chẳng ai thèm để ý. Khi trẻ bắt đầu tập đứng, còng chân thấy rõ hơn, người lớn mới “thấy” được sự cong cong của chân và mới bắt đầu lo sợ. Khi trẻ lớn dần, cơ phát triển mạnh hơn, các xương bắt đầu thay đổi và dần dần thẳng ra. Đến khoảng 18 tháng tuổi, chân của trẻ thẳng dần ra. Đến 2 – 3 tuổi, còng chân sinh lý mất đi, và chân của trẻ lại có thể có dạng hai đầu gối khuỳnh vào nhau (Knock knees – hình minh họa), và từ từ trở lại tư thế “bình thường” của người lớn sau vài năm sau nữa!

Còng chân bệnh lý, chiếm khoảng dưới 1% các trường hợp còng chân ở trẻ dưới 2 tuổi. Có hai loại còng chân bệnh lý mà chúng ta cần biết, vì phổ biến nhất:

Bệnh Blount

Bệnh Blount ở trẻ nhũ nhi: đây là một còng chân bệnh lý, bất thường phát triển xương cẳng chân, xảy ra trong quá trình phát triển của trẻ. Người ta thấy rằng bệnh này thường xảy ra ở những trẻ (thường bị thừa cân) tự đi một mình sớm trước 12 tháng tuổi, một số trường hợp có yếu tố di truyền.

Bệnh còi xương

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D, gây xương mềm, yếu, dễ biến dạng khi chịu trọng lực của trẻ. Ở các thế hệ trước, bệnh này khá thường gặp. Ở thời đại ngày nay, bệnh này rất hiếm gặp. Khuyến cáo hiện nay là mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn, nên bổ sung vitamin D 400IU một ngày cho con, cho đến khi con được 1 tuổi. Nếu trẻ bú sữa công thức hoàn toàn, trẻ không cần bổ sung thêm vitamin D. Khi được bổ sung đúng và đủ vitamin D, chúng ta có thể tránh nguy cơ bệnh còi xương ở trẻ.


Vậy cho nên, thật sự là, con bạn đứng “sớm” không đồng nghĩa với nguy cơ bị còng chân, mà chỉ là làm rõ hơn sự còng chân sinh lý của trẻ mà thôi. Trẻ thừa cân tự đi sớm trước 12 tháng, có thể có nguy cơ phát triển còng chân bệnh lý, vì vậy cho nên, không nên ép con trẻ tập đi một mình quá sớm, và nếu bé có đi trong giai đoạn trước sinh nhật 1 tuổi, nên được người lớn hỗ trợ để không tạo áp lực trọng lực quá nhiều đối với xương cẳng chân của trẻ.

Khi nào cho trẻ đi khám bác sĩ

Hiện nay, khuyến cáo bạn chỉ nên lo về còng chân và cho trẻ đi khám bác sĩ khi:

  • Trẻ bị còng chân rất nặng
  • Trẻ được hơn 3 tuổi và vẫn còn bị còng chân
  • Trẻ sau 8 tuổi bị khuỳnh gối nặng hơn
  • Trẻ chỉ bị còng chân 1 bên mà thôi
  • Trẻ bị đau, hoặc khập khiễng khi đi.
  • Trẻ có chiều cao thấp bất thường so với tuổi (theo biểu đồ tăng trưởng)

Còn những trường hợp khác… cứ vô tư đi, các bạn ạ

Print
2084 Đánh giá bài viết này:
Không có đánh giá

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
  • instagram

  • google

  • 0869565868

Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top