Search
en-USvi-VN
Search

Bác sĩ đến nhà

plusplus
 

Thăm khám tận nơi chỉ từ 400.000 ₫

 
 

Nhà Thuốc Trực Tuyến AGAPE

plusplus
 

Dễ dàng đặt trực tuyến thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng với mức giá tiết kiệm

Giao hàng nhanh trong 2 giờ

Tiết kiệm 20% tất cả các sản phẩm

Giờ mở cửa

 
  • Thứ hai - thứ sáu: 8:00 - 21:00
  • Thứ 7 - chủ nhật: 8:00 - 21:00
  • Chúng tôi thường đóng cửa vào buổi trưa từ 11:30 - 13:30 các ngày trong tuần.

Địa chỉ

 
  • Số 382, đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đặt lịch hẹn

 
  • Đặt lịch hẹn bằng một trong ba cách đơn giản sau:
  • 1. Gọi cho phòng khám
  • 2. Gửi email cho chúng tôi
  • 3. Điền vào biểu mẫu cuộc hẹn trực tuyến của chúng tôi

5 Chuyên khoa

 
  • Khoa răng hàm mặt
  • Khoa khám nội
  • Khoa khám nhi
  • Khoa xét nghiệm
  • Chuẩn đoán hình ảnh

CÁC CHUYÊN KHOA KHÁM CHỮA BỆNH

 
 
 
 
 
 

AGAPE TEAM

DEDICATED, CONSCIENTIOUS AND DEVOTED!

Responsive image
Responsive image

PHUONG.TRAN Doctor

  • With over 10 years of experience working in cosmetic dentistry and certified by a competent state agency.
  • Having treated and treated many difficult and complicated cases. Doctor Tran Phuong's professional skills and ethics have always been appreciated and appreciated by patients, family members as well as colleagues!

Best support

Customer satisfaction

Afordable price

Advanced technology

Production capacity

Unlimited options

Số Liệu nổi bật

0

Năm thành lập

0

Chuyên gia

0

Bệnh nhân

0

Cơ sở

Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Bác sĩ Lê Chính Đại đã từng bước tạo dựng uy tín và danh tiếng.

PGS.TS.LÊ CHÍNH ĐẠI

PGD Trung tâm Y học Hạch nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, liên tục cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại, AGAPE luôn không ngừng phấn đấu để khẳng định sứ mệnh lớn lao mà mình theo đuổi bằng việc trở thành hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Appointment

Người dân có nguy cơ đối diện rối loạn tâm thần hậu Covid-19

Thùy Linh Nguyễn

Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành đều đang đưa ra những chính sách nới lỏng để người dân dần sống chung an toàn với SARS-CoV-2.

Sau hơn hơn 5 tháng chống dịch với hàng loạt biện pháp giãn cách xã hội, thời gian tới, người dân có cơ hội quay lại làm việc, giao tiếp với đồng nghiệp, hàng xóm...

Tuy nhiên, trao đổi với Zing, chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết xã hội trong thời gian tới sẽ phải đối diện với một “làn sóng ngầm” dữ dội và có sức tàn phá lâu dài mang tên rối loạn tâm trí hậu Covid-19.

Nguy cơ từ các tác động tiêu cực

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu về sức khỏe tâm trí hậu Covid-19 ở nhiều nơi trên thế giới và thực tế trợ giúp cho cộng đồng thời gian qua, ông Thiện khẳng định rối loạn tâm trí sau dịch Covid-19 là nguy cơ có thật.

“Đó là một làn sóng ngầm rất dữ dội, có sức tàn phá lâu dài nhưng ít được nhận biết và can thiệp kịp thời”, vị chuyên gia nói.

Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của toàn nhân loại. Do đó, khi một người nhiễm nCoV và mắc bệnh, họ đối diện với những trạng thái cảm xúc lo lắng, căng thẳng rất lớn. Chính điều này tác động đến sức khỏe tinh thần của người dân và khiến họ gặp các vấn đề như rối loạn stress cấp, lo âu, trầm cảm...

Nếu không có các chuyển biến nặng, việc điều trị Covid-19 thường chỉ diễn ra trong khoảng 2-4 tuần. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý này cho hay các vấn đề sức khỏe tinh thần thường kéo dài hơn và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, người mắc Covid-19 còn phải đối diện với những tác động tiêu cực từ môi trường như thời gian giãn cách xã hội lâu dài, thông tin về số ca tử vong, khó khăn trong tiếp cận nguồn lương thực, hàng hóa thiết yếu...

“Bởi vậy, nhiều trường hợp sau khi khỏi Covid-19 vẫn gặp các vấn đề về tâm lý, tinh thần và cần trợ giúp”, ông Thiện cho biết.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet năm 2020 cũng chỉ ra những người có tình trạng lo lắng, cô đơn, căng thẳng do Covid-19 hoặc xuất hiện triệu chứng của trầm cảm dự báo sẽ gặp vấn đề về mất ngủ và có ý định tự sát.

Các trường hợp có thể vượt qua diễn biến nặng của Covid-19 được ghi nhận mức độ lo âu, trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) kéo dài tới một năm kể từ ngày xuất viện. Một số trường hợp khác suy hô hấp cấp tính nặng còn gặp tình trạng mất tập trung, giảm trí nhớ cũng như tốc độ xử lý thông tin.

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện nói: “Các tài liệu khoa học cũng chỉ ra một số hệ quả tiêu cực về tinh thần con người trong giãn cách xã hội như rối loạn cảm xúc, cáu kỉnh, lo lắng, mất ngủ hay trầm cảm. Một số người thậm chí lạm dụng rượu bia, xảy ra bạo lực gia đình”.

Theo vị chuyên gia này, giao tiếp và tương tác xã hội là nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu này khi không được đáp ứng quá lâu cũng ảnh hưởng đến tinh thần, gây chán nản, mất định hướng trong công việc.


Đường phố TP.HCM trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Ảnh: Quỳnh Danh.

Một vấn đề khác là trong lúc dịch bệnh phức tạp, nhiều trường hợp lo lắng và sợ hãi khi việc gặp gỡ, tiếp xúc người xung quanh mang đến nguy cơ lây nhiễm virus. Từ đây, một số ít trường hợp bị ám ảnh và lo lắng khi phải tiếp xúc người khác dù chính quyền đã cho phép nới lỏng.

“Việc cô lập xã hội trong dịch bệnh do giãn cách kéo dài có nhiều nét tương đồng với tình trạng Hikikomori. Xuất phát từ Nhật Bản, khái niệm này được dùng để chỉ những người giam mình trong phòng, rút lui khỏi các hoạt động xã hội”, ông Thiện cho hay.

Ban đầu, những người Hikikomori có xu hướng hài lòng khi rút lui vì họ đã thoát khỏi căng thẳng trong thế giới thực. Tuy nhiên, sự cô lập kéo dài làm tăng cảm giác cô đơn của họ. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm và nghiện chất kích thích.

Can đảm nhìn nhận để ứng phó tích cực

Theo ông Thiện, đại dịch Covid-19 mang đến một sang chấn tập thể (collective trauma). Tình trạng này ảnh hưởng trên phạm vi toàn cộng đồng và kéo dài qua nhiều thế hệ.

Ngoài những nguy cơ về rối loạn lo âu, trầm cảm, stress sau sang chất, tự sát..., vị chuyên gia này còn cho rằng chúng ta phải chú ý đến vấn đề tâm lý của nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch như căng thẳng, kiệt sức nghề nghiệp hay cạn kiệt lòng trắc ẩn.



Các nhân viên y tế can thiệp điều trị cho một bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Việt Linh.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc tinh thần cho trẻ mồ côi do dịch Covid-19, những người mất việc và nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội cũng là nhiệm vụ rất quan trọng.

Với trường hợp gặp vấn đề về tâm lý do giãn cách xã hội lâu ngày, ông Thiện cho rằng người dân cần chấp nhận những điều không thể thay đổi, học cách thích nghi và tìm giải pháp sống chung với trạng thái “bình thường mới”.

“Người dân có thể duy trì các mối quan hệ, tương tác qua phương tiện trực tuyến. Một cuộc điện thoại hỏi thăm gia đình, một tin nhắn động viên đồng nghiệp hay thậm chí, một dòng trạng thái tích cực trên mạng xã hội cũng mang ý nghĩa rất lớn”, vị chuyên gia tâm lý chia sẻ.

Theo ông, để cải thiện các vấn đề tâm lý hậu Covid-19, điều đầu tiên phải làm là can đảm nhìn nhận và gọi tên những khó khăn chúng ta đang gặp phải. Việc dồn nén hay phớt lờ các cảm xúc không phải phương pháp tốt để cân bằng tâm trí.

Chuyên gia tâm lý kết luận: “Với một đại dịch kinh khủng như Covid-19, việc sợ hãi, đau buồn là điều bình thường và tự nhiên của bất cứ ai. Người mạnh mẽ không phải người không biết đau buồn. Đó là người dám lên tiếng nói tôi đang gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ”.

 

Print
2730 Đánh giá bài viết này:
Không có đánh giá

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
  • instagram

  • google

  • 0869565868

Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top