Search
en-USvi-VN
Search

Bác sĩ đến nhà

plusplus
 

Thăm khám tận nơi chỉ từ 400.000 ₫

 
 

Nhà Thuốc Trực Tuyến AGAPE

plusplus
 

Dễ dàng đặt trực tuyến thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng với mức giá tiết kiệm

Giao hàng nhanh trong 2 giờ

Tiết kiệm 20% tất cả các sản phẩm

Giờ mở cửa

 
  • Thứ hai - thứ sáu: 8:00 - 21:00
  • Thứ 7 - chủ nhật: 8:00 - 21:00
  • Chúng tôi thường đóng cửa vào buổi trưa từ 11:30 - 13:30 các ngày trong tuần.

Địa chỉ

 
  • Số 382, đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đặt lịch hẹn

 
  • Đặt lịch hẹn bằng một trong ba cách đơn giản sau:
  • 1. Gọi cho phòng khám
  • 2. Gửi email cho chúng tôi
  • 3. Điền vào biểu mẫu cuộc hẹn trực tuyến của chúng tôi

5 Chuyên khoa

 
  • Khoa răng hàm mặt
  • Khoa khám nội
  • Khoa khám nhi
  • Khoa xét nghiệm
  • Chuẩn đoán hình ảnh

CÁC CHUYÊN KHOA KHÁM CHỮA BỆNH

 
 
 
 
 
 

AGAPE TEAM

DEDICATED, CONSCIENTIOUS AND DEVOTED!

Responsive image
Responsive image

PHUONG.TRAN Doctor

  • With over 10 years of experience working in cosmetic dentistry and certified by a competent state agency.
  • Having treated and treated many difficult and complicated cases. Doctor Tran Phuong's professional skills and ethics have always been appreciated and appreciated by patients, family members as well as colleagues!

Best support

Customer satisfaction

Afordable price

Advanced technology

Production capacity

Unlimited options

Số Liệu nổi bật

0

Năm thành lập

0

Chuyên gia

0

Bệnh nhân

0

Cơ sở

Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Bác sĩ Lê Chính Đại đã từng bước tạo dựng uy tín và danh tiếng.

PGS.TS.LÊ CHÍNH ĐẠI

PGD Trung tâm Y học Hạch nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, liên tục cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại, AGAPE luôn không ngừng phấn đấu để khẳng định sứ mệnh lớn lao mà mình theo đuổi bằng việc trở thành hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Appointment

MÒN RĂNG: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bác sỹ Trần Phượng

 

I. Tổng quan bệnh Mòn răng: 

Mòn răng là tình trạng mất đi lớp men răng do bị mài mòn, xảy ra nhanh hơn ở những người trẻ tuổi. Men răng một khi đã mất thì không được thay thế một cách tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này, liên quan đến thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng và các bệnh lý mà người bệnh mắc phải.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh có thể chia mòn răng làm 4 nhóm như sau:

1. Mòn răng sinh lý: Là sự mất tổ chức men răng diễn ra tự nhiên trong quá trình sống, do sự ma sát giữa các răng đối đầu. Trong mòn răng sinh lý, mòn răng mặt nhai thường xảy ra trước, sau đó đến các núm răng dưới và núm răng trên. Men răng bị mòn để lộ lớp ngà bên dưới. Ngà răng theo đó cũng bị mòn với tốc độ nhanh hơn, tạo ra các tổn thương có hình lõm như đáy chén

2. Mòn răng bệnh lý: Là sự mất tổ chức men răng răng do lực ma sát giữa răng và các tác nhân bên ngoài. Chải răng quá mạnh, thói quen dùng răng cắn các vật cứng, là nguyên nhân chủ yếu. Mòn răng bệnh lý có thể xuất phát sau mòn răng hóa học.  

3. Mòn răng hóa học: Là sự mất tổ chức men răng do tiếp xúc với hóa chất có tính axit , không liên quan đến vi khuẩn. Hóa chất có thể là nước hoa quả thuộc họ cam quýt hoặc thậm chí là axit dạ dày.  Mòn răng hóa học thường có đặc điểm mòn lan tỏa, ít giới hạn

4. Tiêu cổ răng: Là tình trạng mất tổ chức men tại cổ do chịu lực uốn, thường do chải răng không đúng cách trong thời gian dài. 

II. Nguyên nhân bệnh Mòn răng:

Có thể chia nguyên nhân gây mòn răng thành các nhóm:

  • Nguyên nhân cơ học: mòn răng xảy ra do ma sát giữa các răng hoặc giữa răng với các tác nhân bên ngoài với lực mạnh, trong thời gian dài, gặp trong các trường hợp nghiến răng, đánh răng quá mạnh, đánh răng không đúng cách. Trường hợp này gọi là mòn răng cơ học.
  • Nguyên nhân hóa học: mòn răng xảy ra khi răng tiếp xúc với các chất hóa học, đứng đầu là axit. Nước hoa quả như cam, chanh, nước ngọt có ga và nhiều thực phẩm khác là các thực phẩm có chứa axit rất phổ biến. Các chất đường bột cũng là nguyên nhân gây mòn răng.
  • Nguyên nhân bệnh lý: mòn răng cũng có thể xảy ra như là hậu quả của các bệnh lý: trào ngược dạ dày thực quản, khô miệng, giảm tiết nước bọt.

III. Triệu chứng bệnh Mòn răng:

Các dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng mòn răng đang diễn ra:

  • Cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ và đồ ăn thức uống ngọt, đôi khi có cảm giác đau.\ buốt.

  • Răng đổi màu sang màu ngà hơi vàng. Đây là màu của ngà răng bị lộ ra khi lớp men răng bên trên đã bị mòn.

  • Thay đổi hình dáng bề mặt răng: mẻ, sứt hoặc lỗ chỗ.

Các triệu chứng của bệnh mòn răng thường gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

IV. Đường lây truyền bệnh Mòn răng:

       Bệnh mòn răng không lây truyền từ người bệnh sang người lành.

V. Đối tượng nguy cơ bệnh Mòn răng:

Các yếu tố làm tăng khả năng bị mòn men răng bao gồm:

 

  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém

  • Thói quen sử dụng thức uống có tính axit.

  • Ăn vặt quá nhiều, ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường.

  • Căng thẳng quá độ, gây nghiến răng khi ngủ

  • Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tại vùng răng miệng như khô miệng, giảm tiết nước bọt.

VI. Phòng ngừa bệnh Mòn răng:

Các biện pháp ngăn ngừa mất men răng và giữ cho răng khỏe mạnh:

  • Đánh răng 2 lần/ngày và đánh răng đúng cách: di chuyển bàn chải theo đường tròn, chảy khắp các mặt răng, tuyệt đối không chải răng theo hướng ngang.

  • Sử dụng kem đánh răng có fluoride..

  • Gặp nha sĩ 6 tháng/lần để kiểm tra và làm vệ sinh răng miệng thường xuyên

  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.

  • Hạn chế các thực phẩm và đồ uống có tính axit cao khỏi chế độ ăn uống như nước có ga, chanh và các loại trái cây và nước ép khác. Súc miệng ngay lập tức bằng nước sạch sau khi ăn thực phẩm có tính axit hoặc uống đồ uống có tính axit.

  • Khi uống đồ uống có tính axit nên sử dụng ống hút. Ống hút đẩy chất lỏng ra phía sau miệng, tránh tiếp xúc với răng.

  • Ăn vặt suốt cả ngày làm tăng nguy cơ sâu răng. Chỉ ăn vặt khi có thể súc miệng hoặc đánh răng ngay sau đó.

  • Nhai kẹo cao su không đường giữa các bữa ăn. Giúp tăng sản xuất nước bọt lên gấp 10 lần lưu lượng bình thường.

  • Uống nhiều nước hơn trong suốt cả ngày, đặc biệt nếu miệng bị khô

VI. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Mòn răng:

Để được chẩn đoán mòn răng, người bệnh cần đến gặp nha sĩ khi gặp phải những triệu chứng bất thường. Bác sĩ khai thác tiền sử, thói quen vệ sinh răng miệng của người bệnh và thăm khám trực tiếp để đưa ra chẩn đoán và lời khuyên. Các xét nghiệm và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tỏ ra không cần thiết trong bệnh lý mòn răng.

VIII. Các biện pháp điều trị bệnh Mòn răng:

Điều trị tình trạng mòn răng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: nguyên nhân gây mòn răng, loại mòn răng và mức độ mòn răng. Nguyên nhân gây ra mòn răng phải được giải quyết và kết hợp với việc điều chỉnh các thói quen chăm sóc răng miệng. Thay đổi cách chải răng nếu chải răng sai, hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính axit nếu trước đây sử dụng quá nhiều, chăm sóc vệ sinh răng miệng chăm chỉ hơn là các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà hầu như người bệnh nào cũng có thể làm được.

Các biện pháp phục hồi men răng cũng được áp dụng phổ biến, tùy theo mức độ mất men răng, có thể kể đến như sau:

  • Liệu pháp flouride: nha sĩ sẽ quét một lớp flouride hoặc cho bệnh nhân đeo khay bọc răng chứa flouride sử dụng tại nhà. Flouride giúp răng không bị mất thêm men, bảo vệ răng, phòng ngừa sâu răng và kéo dài thời gian tác dụng của các vật liệu phục hình răng.

  • Trám răng: là biện pháp áp dụng phổ biến nhất vì giá thành không quá cao. Vật liệu trám răng có thể được làm từ âmlgam hoặc composite, có màu gần giống màu răng tự nhiên, làm đầy các lỗ hổng, tăng cường sức khỏe răng miệng.

  • Dán mặt răng sứ: các miếng dán sứ nha khoa được dán vào các mặt bị mòn, nứt hoặc mẻ giúp phục hồi và ngăn ngừa mòn men răng.

  • Chụp mão răng: là liệu pháp áp dụng cho những trường hợp mất men răng nhiều và sâu. Mão răng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ, niken, vàng, bao bọc toàn bộ răng sau khi khoan bỏ răng sâu và lớp men mỏng, giúp ngăn ngừa sâu răng và mất men răng tiếp diễn.

Các loại kem đánh răng có flour dùng trong các trường hợp nhạy cảm giúp giải quyết các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân.

 

Nguồn: Sưu tầm

Print
2720 Đánh giá bài viết này:
5.0

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
  • instagram

  • google

  • 0869565868

Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top