Search
en-USvi-VN
Search

Bác sĩ đến nhà

plusplus
 

Thăm khám tận nơi chỉ từ 400.000 ₫

 
 

Nhà Thuốc Trực Tuyến AGAPE

plusplus
 

Dễ dàng đặt trực tuyến thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng với mức giá tiết kiệm

Giao hàng nhanh trong 2 giờ

Tiết kiệm 20% tất cả các sản phẩm

Giờ mở cửa

 
  • Thứ hai - thứ sáu: 8:00 - 21:00
  • Thứ 7 - chủ nhật: 8:00 - 21:00
  • Chúng tôi thường đóng cửa vào buổi trưa từ 11:30 - 13:30 các ngày trong tuần.

Địa chỉ

 
  • Số 382, đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đặt lịch hẹn

 
  • Đặt lịch hẹn bằng một trong ba cách đơn giản sau:
  • 1. Gọi cho phòng khám
  • 2. Gửi email cho chúng tôi
  • 3. Điền vào biểu mẫu cuộc hẹn trực tuyến của chúng tôi

5 Chuyên khoa

 
  • Khoa răng hàm mặt
  • Khoa khám nội
  • Khoa khám nhi
  • Khoa xét nghiệm
  • Chuẩn đoán hình ảnh

CÁC CHUYÊN KHOA KHÁM CHỮA BỆNH

 
 
 
 
 
 

AGAPE TEAM

DEDICATED, CONSCIENTIOUS AND DEVOTED!

Responsive image
Responsive image

PHUONG.TRAN Doctor

  • With over 10 years of experience working in cosmetic dentistry and certified by a competent state agency.
  • Having treated and treated many difficult and complicated cases. Doctor Tran Phuong's professional skills and ethics have always been appreciated and appreciated by patients, family members as well as colleagues!

Best support

Customer satisfaction

Afordable price

Advanced technology

Production capacity

Unlimited options

Số Liệu nổi bật

0

Năm thành lập

0

Chuyên gia

0

Bệnh nhân

0

Cơ sở

Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Bác sĩ Lê Chính Đại đã từng bước tạo dựng uy tín và danh tiếng.

PGS.TS.LÊ CHÍNH ĐẠI

PGD Trung tâm Y học Hạch nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, liên tục cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại, AGAPE luôn không ngừng phấn đấu để khẳng định sứ mệnh lớn lao mà mình theo đuổi bằng việc trở thành hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Appointment

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4575
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...

News

Ho ra máu có nguy hiểm hay không?

Thùy Linh Nguyễn

     Ho ra máu là một tình trạng thường gặp ở các khoa Cấp cứu cũng như khoa Hô hấp. Khi gặp triệu chứng khạc đờm có lẫn máu, lúc này bạn cần nhanh chóng đi khám ngay. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề nguy hiểm.

     1: Ho ra máu là gì?

     Ho ra máu là triệu chứng ho hay khạc ra máu, có thể thay đổi từ máu đỏ tươi, đỏ sẫm, hay đàm vướng máu, là do có vấn đề trong đường thở hoặc phổi. Các triệu chứng khác có thể xảy ra cùng lúc với ho ra máu. Ví dụ ho đờm, đau ngực, khó thở, sốt, thở khò khè hoặc các triệu chứng hô hấp khác. Một số trường hợp, chỉ có ho ra máu mà không có các triệu chứng khác kèm theo. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có các bệnh tại phổi như lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi… Ngoài ra, ho ra máu có thể là biến chứng của các thủ thuật thực hiện khi nội soi phế quản.

 

Ho ra máu: Chớ xem thường | Vinmec

 

     2:Những dấu hiệu và triệu chứng ho ra máu là gì?

     Ho ra máu thường là triệu chứng của bệnh chứ không phải là bệnh. Một số triệu chứng khác thường đi kèm với ho ra máu, chẳng hạn như:

  • Tức ngực;
  • Chóng mặt;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Khó thở.

     Bằng cách nhìn vào hình dạng của vệt máu mà bạn ho ra, bạn có thể đoán được máu này chảy từ đâu. Ví dụ, máu từ phổi có thể xuất hiện kèm bong bóng không khí nhỏ và trộn với chất nhầy từ phổi.

     Bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu. Khám lâm sàng thấy có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý phổi, phế quản (sốt, khó thở, đau ngực, ran, nổ, ran ẩm…). Nếu ho ra máu nặng và rất nặng (như sét đánh) thì ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của bệnh nhân dẫn đến truỵ mạch, bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp. Tùy thuộc mức độ ho ra máu và tình trạng bệnh lý phổi, bệnh nhân có nhịp thở nhanh, tím môi và đầu chi.
Cần phân biệt giữa ho ra máu do bệnh lý ở phổi với các bệnh ở tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hóa.

     3: Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?

     Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu:

  • Nhiễm trùng

     Viêm phế quản cấp, viêm phổi là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ho ra máu nhẹ. Ho ra máu thường có lẫn với đàm. Ngoài ra, các triệu chứng khác liên quan đến nhiễm trùng thường sẽ xuất hiện như sốt và ho nhiều. Thông thường thì không cần xét nghiệm thêm nếu ho ra máu rõ ràng có liên quan đến nhiễm trùng và sau đó sẽ biến mất sau khi điều trị nhiễm trùng.

  • Lao phổi

     Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra ho ra máu ở nước ta. Các bệnh nhân ho ra máu nghi ngờ do lao sẽ được xét nghiệm đàm để tìm vi khuẩn lao.

  • Ung thư phổi

     Một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư phổi có thể là ho ra máu hoặc khạc ra đờm có lẫn máu. Đây thậm chí có thể là triệu chứng đầu tiên trước khi bất kỳ triệu chứng nào khác tiến triển. Hầu hết các bệnh ung thư phổi gặp ở những người trên 50 tuổi, hút thuốc lá. Tuy nhiên, đôi khi các loại ung thư phổi có thể gặp ở những người trẻ tuổi không hút thuốc.

  • Giãn phế quản

     Giãn phế quản là tình trạng giãn rộng bất thường không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản. Trong bệnh giãn phế quản các chất nhầy tăng tiết một cách bất thường, làm cho đường thở dễ bị nhiễm trùng. Triệu chứng chính là ho có nhiều đàm. Bạn cũng có thể ho ra một ít máu do đường thở bị viêm nhiễm bất thường, đôi khi tình trạng viêm làm tổn thương mạch máu phế quản lớn gây ho ra máu ồ ạt, nguy hiểm tính mạng.

  • Dị vật đường thở và chấn thương

     Dị vật do hít phải có thể gây tổn thương đường thở và dẫn đến ho ra máu. Ví dụ, hít sặc phải hạt đậu, hạt trái cây hoặc đồ chơi nhỏ có thể là nguyên nhân ở trẻ nhỏ. Các loại chấn thương ở ngực hoặc chấn thương đường thở do các thủ thuật y khoa cũng có thể gây ra ho ra máu.

  • Thuyên tắc phổi

     Thuyên tắc phổi là một tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Đó là do tắc nghẽn mạch máu trong phổi, thường do cục máu đông gây ra. Các triệu chứng chính thường là đau ngực và khó thở, nhưng cũng có thể ho ra máu.

  • Các bệnh về tim và mạch máu

     Suy tim nặng gây ra phù phổi cấp, đây là tình trạng nặng, cần điều trị kịp thời. Triệu chứng chính thường là khó thở khi nằm, ngoài ra có thể gây ra ho ra bọt hồng. Tình trạng ho bọt hồng này do máu từ mạch máu phổi về tim bị cản trở, làm các hồng cầu thoát mạch máu tràn vào phế nang của phổi. Các bệnh lý về mạch máu hiếm gặp khác nhau như rò mạch máu và phế quản, dị dạng mạch máu cũng là nguyên nhân gây ho ra máu.

  • Không xác định được nguyên nhân

     Mặc dù đã có các xét nghiệm những khoảng 1/8 người mắc ho ra máu vẫn không tìm ra nguyên nhân. Đây được gọi là ho ra máu vô căn. Vì vậy, ở một số người, nguyên nhân gây chảy máu vẫn còn là một bí ẩn. Có lẽ trong những trường hợp này, nó chỉ là một mạch máu nhỏ vỡ ra và chảy máu trong một thời gian ngắn – cũng gần giống như chảy máu mũi. Tuy nhiên, không bao giờ cho rằng sẽ không tìm ra nguyên nhân. Luôn đi khám nếu bạn ho ra máu mà không rõ nguyên nhân. Chẩn đoán ho ra máu vô căn chỉ có thể được thực hiện khi có thể loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng khác.

     Bạn có thể có nguy cơ cao bị ho ra máu nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch (virut gây suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh dẫn đến ho ra máu như Kaposi sarcoma, bệnh lao và các bệnh nhiễm nấm);
  • Uống các thuốc ức chế hệ miễn dịch;
  • Tiếp xúc với người bị bệnh lao;
  • Hút thuốc lá một thời gian dài có thể gây ho ra máu;
  • Nằm lâu sau phẫu thuật hoặc do bất kỳ một nguyên nhân nào khác như cơ địa dễ xuất hiện cục máu đông, mang thai, sử dụng thuốc có chứa estrogen, và du lịch xa trong thời gian gần đây. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thuyên tắc phổi dẫn đến ho ra máu.

     4: Ho ra máu có nguy hiểm hay không?

     Nhiều bệnh lý nguy hiểm sẽ có triệu chứng ho ra máu như:

  • Lao phổi
  • Giãn phế quản
  • Ung thư phổi, viêm phổi
  • Bệnh lý phế quản: Viêm phế quản cấp tính và mạn tính, hen phế quản.
  • Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim.
  • Bệnh lý toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, bệnh thiếu vitamin C...
  • Nguyên nhân do các bệnh lý ngoại khoa: Chấn thương, đụng giập lồng ngực, gãy xương sườn.

     Để kết luận nguyên nhân gây ho ra máu, các bác sĩ cần làm thêm các xét nghiệm khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, sinh thiết để phát hiện những bất thường tại cơ quan hô hấp.

     5: Làm gì để đánh giá được ho ra máu?

     Bác sĩ sẽ khám và có thể sẽ hỏi nhiều câu hỏi khác nhau về tính chất của máu và hỏi bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác không, để định hướng nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi rất khó để chắc chắn và có thể nhầm lẫn một số trường hợp như xuất huyết tiêu hóa. Trường hợp này máu chảy từ đường tiêu hóa, được nôn ói ra ngoài. Máu chảy ra từ đâu đó trong miệng hoặc mũi và chảy xuống phía sau cổ họng sau đó khiến bạn ho.

     Sau khi đánh giá của bác sĩ, có thể bạn sẽ được tư vấn làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá chính xác hơn về nguyên nhân ho ra máu. Các xét nghiệm được thực hiện có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ.

  • X-quang ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT)
  • Nội soi phế quản
  • Xét nghiệm máu

     6: Phương pháp điều trị

     Mục đích điều trị chủ yếu là để ngăn máu chảy và chữa khỏi nguyên nhân gây ho ra máu.

     Để ngăn chặn chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi phế quản cầm máu, thậm chí làm cả phẫu thuật.

     Những phương pháp điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như nguyên nhân gây nên ho ra máu, bao gồm:

  • Uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hay lao phổi;
  • Hóa trị và/hoặc xạ trị để điều trị ung thư phổi;
  • Dùng thuốc steroid để làm giảm tình trạng viêm;
  • Dùng thuốc ức chế ho.

     Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cho truyền các dung dịch từ máu hoặc các loại thuốc để bù lại lượng máu mất đi.

     ( Nguồn sưu tầm)

          ***********************
               Liên hệ:

🧑🏻‍⚕️ Phòng khám Đa khoa AGAPE 👨🏻‍⚕️

📒 Hotile: 0869565868

✏️ Địa chỉ: 382 Hồ Tùng Mậu - Phú Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

 

Print
2679 Đánh giá bài viết này:
Không có đánh giá

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
  • instagram

  • google

  • 0869565868

Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top