Search
en-USvi-VN
Search

Bác sĩ đến nhà

plusplus
 

Thăm khám tận nơi chỉ từ 400.000 ₫

 
 

Nhà Thuốc Trực Tuyến AGAPE

plusplus
 

Dễ dàng đặt trực tuyến thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng với mức giá tiết kiệm

Giao hàng nhanh trong 2 giờ

Tiết kiệm 20% tất cả các sản phẩm

Giờ mở cửa

 
  • Thứ hai - thứ sáu: 8:00 - 21:00
  • Thứ 7 - chủ nhật: 8:00 - 21:00
  • Chúng tôi thường đóng cửa vào buổi trưa từ 11:30 - 13:30 các ngày trong tuần.

Địa chỉ

 
  • Số 382, đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đặt lịch hẹn

 
  • Đặt lịch hẹn bằng một trong ba cách đơn giản sau:
  • 1. Gọi cho phòng khám
  • 2. Gửi email cho chúng tôi
  • 3. Điền vào biểu mẫu cuộc hẹn trực tuyến của chúng tôi

5 Chuyên khoa

 
  • Khoa răng hàm mặt
  • Khoa khám nội
  • Khoa khám nhi
  • Khoa xét nghiệm
  • Chuẩn đoán hình ảnh

CÁC CHUYÊN KHOA KHÁM CHỮA BỆNH

 
 
 
 
 
 

AGAPE TEAM

DEDICATED, CONSCIENTIOUS AND DEVOTED!

Responsive image
Responsive image

PHUONG.TRAN Doctor

  • With over 10 years of experience working in cosmetic dentistry and certified by a competent state agency.
  • Having treated and treated many difficult and complicated cases. Doctor Tran Phuong's professional skills and ethics have always been appreciated and appreciated by patients, family members as well as colleagues!

Best support

Customer satisfaction

Afordable price

Advanced technology

Production capacity

Unlimited options

Số Liệu nổi bật

0

Năm thành lập

0

Chuyên gia

0

Bệnh nhân

0

Cơ sở

Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Bác sĩ Lê Chính Đại đã từng bước tạo dựng uy tín và danh tiếng.

PGS.TS.LÊ CHÍNH ĐẠI

PGD Trung tâm Y học Hạch nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, liên tục cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại, AGAPE luôn không ngừng phấn đấu để khẳng định sứ mệnh lớn lao mà mình theo đuổi bằng việc trở thành hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Appointment

Có nên niềng răng: Tác dụng và những điều cần lưu ý

Bác sỹ Trần Phượng

1.Niềng răng là gì?

Niềng răng là thủ thuật sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng (mắc cài và dây cung) để điều chỉnh cấu trúc khuôn hàm cân đối hơn mà không gây ảnh hưởng đến xương, tủy, tuổi thọ của răng…  Phương pháp này áp dụng phù hợp với đối tượng có hiện tượng răng bị mọc lệch, răng khấp khểnh, răng hô, khớp cắn ngược hoặc chéo, răng mọc thừa,… 

Nếu bạn cần tìm hiểu đầy đủ về tất cả vấn đề liên quan đến niềng răng bao gồm: Có nên niềng răng, nên niềng răng khi nào, nên niềng răng loại nào, giá niềng răng,

Vài năm trở lại đây, niềng răng trở thành xu thế làm đẹp hiện đại mới

2.Niềng răng có tác dụng gì?

Trong những năm gần đây số người lựa chọn niềng răng có xu hướng tăng lên đáng kể. Mặc dù hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh trên thực tế nhưng nhiều khách hàng vẫn lăn tăn về việc có nên niềng răng hay không. Hãy cùng liệt kê một số lợi ích nổi bật để hiểu kỹ càng hơn nhé, cụ thể:

  • Mang lại giá trị thẩm mỹ cao

Sở hữu hàm răng chắc khỏe, trắng sáng, đều đặn cho nụ cười tỏa nắng là mong muốn chung của tất cả mọi người. Đặc biệt đối với những người có vấn đề về răng lợi thì mong muốn trên còn trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. 

Phương pháp niềng răng ra đời chính là công cụ giúp họ biến giấc mơ thành sự thật. Hầu hết những vấn đề răng khấp khểnh, răng mọc lệch, răng hô, răng thưa… đều được cải thiện tốt sau khi niềng. Đồng thời khuôn mặt cũng cân đối, hài hoà hơn khi những khiếm khuyết khuôn hàm được xoá bỏ.

  • Dẹp bỏ mọi trở ngại trong ăn uống

Nếu như trước khi niềng răng, những người bị khớp cắn lệch thường xuyên gặp khó khăn trong quá trình ăn uống thì sau khi niềng, trở ngại này hoàn toàn được giải quyết. Hơn thế nữa, hàm răng đều đặn sẽ giúp tăng cường chức năng nghiền nát thức ăn của răng, bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • Kéo dài tuổi thọ cho răng miệng

Răng khít, đều đặn tạo điều kiện cho việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn, giúp hạn chế tình trạng thức ăn thừa mắc vào kẽ răng và hình thành mảng bám cứng đầu ở chân răng. Đồng thời nó cũng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, nha chu,… 

3.Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?

Hiện nay, niềng răng được coi là một trong số ít phương pháp làm đẹp, chăm sóc sức khỏe được giới y học công nhận và áp dụng rộng rãi. Trong đó, không ít người cho rằng kỹ thuật chỉnh nha “thần thánh” này sẽ biến hóa khuôn mặt trở nên hoàn hảo hơn. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng nhận được kết quả như mong muốn. Vậy niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?

Quả thực niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt nhưng sự thay đổi đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Mặt tích cực, niềng răng sẽ giúp khuôn mặt hài hoà, cân đối, thanh thoát hơn bởi những khuyết điểm về răng lợi sẽ được giải quyết. Điều này thể hiện rõ nhất ở những người răng khấp khểnh, răng hô, răng vổ.

Còn về mặt tiêu cực, hay nói cách khác là rủi ro không may xảy ra nếu kết quả của niềng răng đi ngược lại với mong muốn ban đầu. Theo thống kê, có một số trường hợp người bệnh đã bị méo mặt, lệch mặt do trình độ chuyên môn yếu kém của người thực hiện.

Một sự thay đổi không mấy tích cực mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải sau khi niềng răng đó chính là hai má hóp lại. Nhưng đây chỉ là sự thay đổi tạm thời do bộ niềng mới khiến người bệnh ăn uống kém hơn. Sau này khi đã thích ứng được, người bệnh ăn uống trở lại bình thường thì tình trạng trên chắc chắn cũng sẽ cải thiện.

Nói chung, niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt nhưng sự thay đổi này không đáng kể.

4. Niềng răng bao lâu?

Muốn đạt kết quả như mong đợi vậy cần niềng răng bao lâu. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng thông thường thời gian niềng răng trung bình sẽ kéo dài từ 1 năm đến 2 năm. Tuỳ vào mỗi trường hợp, thời gian đeo niềng có thể dài hoặc ngắn, ví dụ như:

  • Đối với người răng thưa, mọc lệch, vẩu, khấp khểnh ở mức độ nhẹ: Thời gian đeo niềng kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với người răng mọc lệch, hô, vẩu, khấp khểnh ở mức độ nặng: Thời gian đeo niềng có thể kéo dài đến 2 năm rưỡi hoặc 3 năm.
  • Lựa chọn địa chỉ khám răng cũng là một trong những điều kiện rất quan trọng đến thời gian phải đeo niềng. Nếu cơ sở phòng khám kém chất lượng, không uy tín thì không những kéo dài thời gian đeo niềng mà còn ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

5. Thời điểm thích hợp để niềng răng

Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là từ 12 đến 16 tuổi khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi dậy thì. Lúc này, việc điều chỉnh răng khá dễ dàng vì xương hàm chưa cố định và cơ thể đang trong giai đoạn phát triển. Theo khuyến cáo của nha sĩ, người bệnh càng niềng răng sớm càng tốt.

6. Niềng răng có đau không?

Niềng răng có đau không là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người chần chừ, lưỡng lự có nên niềng răng hay không. Thực tế, niềng răng không hề đau như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng ta cần hiểu đúng về phương pháp “làm đẹp” này nhằm tránh hoang mang và bị dao động bởi những lời đồn thổi vô căn cứ.

Lúc đầu, khi gắn mắc cài và siết dây cung thì người bệnh có thể sẽ cảm thấy ê buốt và khó chịu vì chưa quen với sự thay đổi mới trên hàm răng của mình. Tuy nhiên chỉ một vài tuần sau đó, khi bạn đã dần thích nghi với bộ niềng răng mới này, cảm giác vướng víu không thoải mái cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

Hơn nữa, phương pháp niềng răng ngày càng được cải tiến và hiện đại hoá về mặt kỹ thuật, chất lượng nên bạn không cần phải quá lo lắng. Để yên tâm hơn, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nha khoa để nhận hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé. 

Hãy thẳng thắn và chủ động trao đổi với bác sĩ nha khoa về những vấn đề bạn đang gặp phải

7. Tác hại của niềng răng

Mặc dù niềng răng đem lại những lợi ích tuyệt vời nhưng phương pháp này cũng tồn tại mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt có nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh về 2 chủ đề:Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không và nhổ răng khi niềng có hại không.Dưới đây là phân tích cụ thể:

7.1 Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?

Trên một số diễn đàn nha khoa, nhiều khách hàng cảm thấy hoang mang và lo ngại về niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không. Về cơ bản, phương pháp niềng chỉ tác động trực tiếp lên răng nhằm cải thiện cấu trúc khuôn hàm mà không hề động chạm đến dây thần kinh nằm sâu bên dưới chân răng. Tuy nhiên trước khi niềng, người bệnh bắt buộc phải nhổ răng khôn và răng số 4 nên không loại trừ khả năng dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng. 

Đặc biệt nếu người bệnh lựa chọn địa chỉ khám răng không uy tín, tay nghề bác sĩ yếu kém thì nguy cơ bị ảnh hưởng hoàn toàn rất dễ xảy ra. Trong trường hợp này, người bệnh hầu như mất khả năng cảm nhận được mùi vị, nghiêm trọng hơn ổ răng sẽ sưng viêm, gây đau nhức trong một thời gian dài. 

7.2 Nhổ răng khi niềng có hại không?

Nhổ răng khi niềng vốn dĩ là một bước thực hiện khá đơn giản, phổ biến trong nha khoa mà không hề gây hại tới sức khỏe răng miệng người bệnh. Bởi trước khi tiến hành, bác sĩ bắt buộc phải thăm khám cẩn thận để đưa ra lời khuyên và quyết định về việc có nên nhổ răng không, nhổ răng nào, bằng phương pháp gì. Điều này nhằm hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và không cần quá lo lắng về việc nhổ răng khi niềng có hại không.

8. Vậy có nên niềng răng?

Thông qua những phân tích về tác dụng và hạn chế của niềng răng, nhiều người vẫn tự đặt ra câu hỏi: “Vậy có nên niềng răng hay không?”. Câu trả lời là CÓ. Nếu hàm răng mọc lệch lạc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần thì bạn nên nhanh chóng giải quyết vấn đề trên. Và niềng răng chính là vũ khí đắc lực nhất đảm bảo giúp bạn “nhổ tận gốc cái gai cứng đầu” này.

Những trường hợp không may gặp biến chứng sau niềng răng hầu như rất hiếm gặp. Hoặc chỉ xảy ra khi người bệnh lựa chọn địa chỉ không uy tín, tay nghề bác sĩ còn non, thiếu kinh nghiệm. Tốt nhất, nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn có nên niềng răng thì nên trực tiếp tìm đến phòng khám nha khoa uy tín để nhận lời khuyên hữu ích.

Lưu ý: Bạn chỉ nên niềng răng sau khi thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không nên áp dụng phương pháp này nếu bạn không nằm trong trường hợp được khuyến cáo.

9. Nên niềng răng loại nào?

Trong nha khoa, dựa vào chất liệu, người ta phân loại niềng răng bao gồm 3 phương pháp khác nhau là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt. Vậy “nên niềng răng loại nào?”. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về các loại niềng răng bạn nên biết.

  • Niềng răng mắc cài kim loại

Là kỹ thuật chỉnh nha đời đầu, niềng răng mắc cài kim loại hiện nay vẫn được áp dụng rộng rãi trong nha khoa bởi hiệu quả của nó mang lại. Hình thức niềng này chia thành 2 loại là: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống và niềng răng mắc cài kim loại tự động. 

Về cơ chế hoạt động, hai loại này đều sử dụng hệ thống mắc cài kim loại gắn cố định trên hàm răng nhằm tạo lực siết để kéo răng về vị trí mong muốn. Điểm khác nhau là mắc cài truyền thống muốn cố định dây cung bắt buộc phải dùng đến dây thun, còn mắc cài tự động đã có hệ thống tự đóng – tự buộc để giữ chặt dây cung. 

  • Niềng răng mắc cài sứ

Về cấu tạo và chức năng, niềng răng mắc cài sứ tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, duy chỉ khác biệt về chất liệu của mắc cài là được làm từ sứ. So về độ thẩm mỹ, loại niềng răng này tương đồng mới màu răng nên trông sẽ đỡ lộ và đẹp hơn. Tuy nhiên so về độ bền, loại niềng này có phần kém hơn so với kim loại nên thường chỉ áp dụng trong trường hợp răng bị lệch ít, không cần siết vào quá nhiều.

  • Niềng răng không mắc cài (Invisalign)

Niềng răng không mắc cài còn có tên gọi khác là niềng răng trong suốt. Khác với 2 loại kể trên, niềng răng không mắc cài sử dụng khay nhựa trong suốt được thiết kế riêng dựa trên các chỉ số và và định dạng khuôn hàm của mỗi người. Ưu điểm vượt trội của loại niềng này là độ ôm sát cao, tăng hiệu quả điều chỉnh răng trở về vị trí đúng như mong đợi.

Qua phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng mỗi phương pháp đều sở hữu ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân, bạn có thể xem xét lựa chọn loại niềng phù hợp nhất cho mình. 

Mới đây trong nha khoa mới xuất hiện thêm một phương pháp niềng răng khác đó là niềng răng mặt trong. Hình thức chỉnh nha mới đã khắc phục nhược điểm “lộ thiên” hệ thống mắc cài cồng kềnh, thay vào đó là dấu vào mặt bên trong của hàm răng nên thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Đó chính là niềng răng mắc cài mặt trong. 

Người niềng răng đặc biệt lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách

Nguồn: sưu tầm.

Print
1999 Đánh giá bài viết này:
Không có đánh giá

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
  • instagram

  • google

  • 0869565868

Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top