Search
en-USvi-VN
Search
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

0 3828

Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.
 

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4669
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...

Chuyên mục

Tin tức

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu và cách phòng bệnh

Thùy Linh Nguyễn

1. Bệnh lậu cầu là gì?

    - Vi khuẩn lậu hay lậu cầu tên tiếng anh là Neisseria gonorhoeae là một song cầu Gram (-) chỉ gây ra bệnh lậu ở người. Lậu cầu gây ra các nhiễm khuẩn hệ sinh dục, tiết niệu, hậu môn, họng do lây truyền trực tiếp khi quan hệ tình dục.
    - Bệnh lậu có thể gặp ở cả nam và nữ với biểu hiện lâm sàng tương đối giống nhau, triệu chứng ở nữ giới thường kín đáo hơn, cụ thể:

  • Nam giới: Bệnh có biểu hiện mủ chảy từ đầu dương vật với số lượng nhiều, thay đổi màu sắc đổi sang màu vàng đặc hay vàng xanh kèm theo rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái dắt, toàn thân sốt, mệt mỏi.
  • Nữ giới: Đối với bệnh lậu ở nữ giới có triệu chứng thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện gì. Đôi khi bệnh có biểu hiện cấp tính như: đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi, đau khi giao hợp.

    - Bệnh lậu gây ra biến chứng nguy hiểm như: Viêm tuyến Skene, Bartholin, viêm vòi buồng trứng, chửa ngoài tử cung, vô sinh, viêm rò hậu môn, trực tràng, viêm mào tinh hoàn, vô sinh, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh.

3. Xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nào?

   - Có nhiều loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh lậu. Bao gồm:

     Nuôi cấy vi khuẩn tìm lậu cầu.

     Sau khi lấy bệnh phẩm từ âm đạo, trực tràng, mắt, cổ họng, những mẫu này sẽ được nuôi cấy trong môi trường phù hợp để phát triển vi khuẩn lậu cầu N. gonorrhoeae Ngoài ra xét nghiệm nuôi cấy cũng được sử dụng để làm kháng sinh đồ rất có ý nghĩa trong điều trị giúp người thầy thuốc xác định kháng sinh nhạy cảm, hay kháng sinh đã kháng thuốc. Đây là phương pháp nuôi cấy đem lại kết quả chính xác nhất về bệnh lậu. Nhược điểm của phương pháp này là do vi khuẩn lậu rất nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường nên việc nuôi cấy rất khó khăn, do vậy có tỉ lệ nhỏ cho kết quả sai, bỏ sót. Kết quả của phương pháp xét nghiệm nuôi cấy sẽ mất từ 3-5 ngày.

                                                                                                    

    Nhuộm gram tìm lậu cầu.

    Nhuộm gram là kỹ thuật sử dụng loại thuốc nhuộm đặc biệt để nhuộm các thành phần của vi khuẩn lậu cầu lên để nổi bật lên khi quan sát dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp xét nghiệm lậu hiệu quả đặc biệt nam giới. Bệnh phẩm của phương pháp này là dịch ở niệu đạo. Ở nữ giới phương pháp này kém hiệu quả hơn do ở âm đạo phụ nữ có nhiều loại vi khuẩn khác nhau cũng bắt màu nhuộm dễ nhầm lẫn với lậu cầu. Thông thường, kết quả xét nghiệm nhuộm gram sẽ có trong 1-2 giờ.
                                                                                                   

    Xét nghiệm Polymerase Chain Reaction (PCR) phát hiện lậu cầu.

    Kỹ thuật này cho phép phát hiện lậu cầu giai đoạn sớm của bệnh khi mà các phương pháp khác không làm được. DNA của Vi khuẩn Lậu sẽ được tách chiết từ bệnh phẩm, sau đó được khuếch đại nhiều lần, để dễ dàng phát hiện ra sự có mặt của vi khuẩn. Do vậy phương pháp này hiện đang được coi là phương pháp tốt nhất để xét nghiệm các bệnh virus, vi khuẩn trong đó có bệnh lậu với độ nhạy, độ đặc hiệu khoảng 98%, nguy cơ phát hiện người mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều. Phương pháp này áp dụng với các trường hợp nghi ngờ nhiễm (tức là chưa rõ triệu chứng) và bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm phong phú hơn: dịch niệu đạo (nam), nước tiểu đầu dòng (ở nam sau nhịn tiểu ít nhất 2h, hoặc đầu ngày khi ngủ dậy), dịch âm đạo (phụ nữ) đều có thể phát hiện được vi khuẩn lậu...

3. Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu:

    - Lậu là một trong những bệnh tình dục dễ gặp và cũng có khả năng lây lan nhanh chóng nhất hiện nay. Do đường lây nhiễm của lậu phức tạp và có tính tế nhị nên việc kiểm soát bệnh đang gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ nhiễm lậu cao nhất hiện nay là ở khoảng từ 20-35 tuổi bởi đây là độ tuổi có quan hệ tình dục mạnh nhất.

    - Nếu chỉ thông qua các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lậu chúng ta khó có thể chẩn đoán chính xác về nguy cơ mắc lậu. Đây chính là lý do bạn cần làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu để có thể có hướng điều trị phù hợp. Vậy tiến hành xét nghiệm lậu cầu vào thời điểm nào sẽ là lý tưởng nhất, có độ chính xác cao nhất?

    - Theo đó, khi nhận thấy bản thân xuất hiện những biểu hiện dưới đây, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được tiến hành làm xét nghiệm bệnh lậu:

  • Có dấu hiệu đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn dịch mủ… bởi đây chính là dấu hiệu đặc trưng do lậu cầu gây ra.
  • Đối với nam giới, đầu dương vật bị sưng tấy và chảy ra dịch mủ trắng. Thấy nóng rát và buốt dọc bên trong thân dương vật.
  • Đối với nữ giới, vùng kín bị ngứa rát và sưng tấy, tiết ra nhiều dịch trắng như mủ và kèm theo có mùi hôi hám khó chịu; đau khi quan hệ tình dục.
  • Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, nổi hạch,…

                                                                                           

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu trong các trường hợp sau:

  • Có quan hệ tình dục với bệnh nhân lậu trước đó hoặc người đã từng mắc bệnh lậu.
  • Bạn có quan hệ tình dục phức tạp với nhiều bạn tình đặc biệt là người hành nghề mại dâm.
  • Bạn có sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nghi nhiễm lậu trước đó.
  • Bạn có các cử chỉ ôm hôn hoặc va chạm cơ thể với người bị lậu khi có các vết thương hở.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu nếu có bố hoặc mẹ hay các thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh…

4. Phòng bệnh

    – Không quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu nếu có quan hệ thì cần sử dụng bao cao su. Quan hệ chung thủy một bạn tình, không nên quan hệ tình dục khi không rõ đối tượng

   – Không dùng chung quần lót, khăn tắm với người bị nhiễm bệnh.

   – Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục.

   – Cần đi khám ngay khi có những triêu chứng bất thường ở bộ phận này. Bệnh lậu rất dễ lây nhiễm ngay cả ở những người không có triệu chứng. 

   – Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh lậu nên việc sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục với những đối tượng nguy cơ cao (gái bán dâm hoặc người nghi ngờ bị nhiễm bệnh) là cách phòng tốt nhất.

Lậu là một bệnh do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là vô sinh, đặc biệt là bệnh lậu ở nữ thường có những biểu hiện không rõ ràng và dễ bỏ qua. Chính vì vậy việc khám và làm các xét nghiệm để được chẩn đoán bệnh sớm khi có những dấu hiệu ngi ngờ là rất cân thiết và phòng tránh biến chứng cho sau này.

 

Print
1516 Đánh giá bài viết này:
Không có đánh giá

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top