Search
en-USvi-VN
Search

Cam thảo

Thùy Linh Nguyễn

1. Mô tả:

Cam thảo là loại dược liệu thuộc họ Đậu hoặc họ Cánh bướm. Một số địa phương gọi thảo dược này với tên gọi khác như: sinh cam thảo, quốc lão,…
 Dược liệu cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch.
 Dựa theo đặc điểm mà người ta có thể chia dược liệu thành 3 loại:


   
 

  • Cây cam thảo bắc: Thuộc giống thân thảo có kích thước dao động từ 1 – 1,5m; phân nhánh, thời gian sống lâu năm. Lá cây là lá kéo có hình bầu dục, dài chừng 2 – 2,5m, mặt lá khá nhẵn. Cây thường ra hoa vào mùa hè hoặc vào đầu mùa thu. Hoa của loại này có hình cánh bướm, màu phớt tím khá bắt mắt. Quả có hình cong như lưỡi liềm, màu nâu và có nhiều lông.
  • Cây cam thảo đấtCòn được gọi là cây cam thảo nam, chiều cao của loại dược liệu này dao động từ 40 – 80cm. Lá cây mọc đối xứng, đơn lẻ hoặc mọc theo từng vòng gồm 3 lá trở lên. Phiến lá có hình lưỡi mác có chiều dài từ 1,5 – 3cm; cuống hơi ngắn và mép có răng cưa. Hoa của cây thường nở vào mùa hạ có màu trắng; quả nhỏ, hình cầu bên trong thấy nhiều hạt nhỏ. Rễ cây mọc thành từng chùm và có kích thước lớn.
  • Cam thảo dây: Còn có tên gọi khác là tương tư đằng, dây chi chi,… Đây là loại cây thuộc thân leo, nhiều cành nhỏ và có nhiều xơ. Lá cây có hình gần giống lông chim, chiều dài dao động từ 15 – 24cm, phiến lá dài chừng 0,5 – 2cm. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ và có màu hồng ngọc

2. Địa điểm phân bố: 

Người ta có thể tìm thấy vị thuốc ở các tỉnh thành phía Bắc như: Hà Giang, Sơn La, Điện Biên,…

Cả rễ và thân cây cam thảo bắc đều có thể được sử dụng làm dược liệu. Thời điểm thu hái để dược liệu có thể tổng hợp hoạt chất tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 8 dương lịch.

Tùy theo từng mục đích sử dụng mà dược liệu có thể được bào chế theo 3 cách dưới đây:

 

  • Sấy khô: Sau thu hái, phần rễ và phần thân cây sẽ được rửa sạch sau đó thái thành từng lát mỏng dày chừng 1 – 2mm, phơi dưới nắng già hoặc sấy khô ở nhiệt độ 70 – 80 độ C.
  • Tán bột: Sau khi dược liệu được phơi khô sẽ tán thành bột mịn để sử dụng trong bài thuốc phù hợp.
  • Tẩm mật: Người ta có thể ngâm thảo dược khô với mật ong theo tỷ lệ: 1kg dược liệu: 200ml mật ong: 200ml nước.

3. Tác dụng: Cho đến ngày nay, cam thảo cũng vẫn được đánh giá mang tới nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe:


                             

  • Điều hòa huyết áp: Các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất trong dược liệu hoạt động gần giống corticoid. Hoạt chất này có khả năng bù muối NaCl, giữ nước, loại bỏ Kali gây phù nề, giúp huyết áp điều hòa, ổn định.
  • Thanh nhiệt, khử độc: Các thành phần hóa học có trong cam thảo giữ nhiệm vụ loại bỏ toàn bộ độc tố do physostigmin, histamine, barbituric,  pilocarpin,…
  • Bảo vệ gan: Hoạt chất Glycyrrhizin được tìm thấy trong vị thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ tự động trở thành hàng rào bảo vệ gan tránh khói những tác nhân gây viêm nhiễm, tổn thương gan. Ngoài ra Glycyridin còn mang tới tác dụng làm giảm hàm lượng độc tố Stibium, Atropin có trong cơ thể.
  • Chỉ khái hóa đờm: Tác dụng tiêu đờm, kích thích hầu họng, khí quản xuất tiết giúp làm loãng đờm.
  • Chống viêm loét hệ thống tiêu hóa: Dược tính của cam thảo có khả năng tốt trong việc chống viêm loét, làm giảm dịch tiết axit.
  • Giảm mỡ: Glycyrrhizin có trong cam thảo có thể giảm lượng mỡ thừa nhất định trong cơ thể.
  • Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm ra những công dụng khác của dược liệu như: tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.

    4. Một số bài thuốc:
  • Trị viêm loét dạ dày: Người bệnh có thể sử dụng cao lỏng được chiết xuất từ cam thảo hòa cùng nước ấm để sử dụng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 15 – 20ml, dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy cải thiện đáng kể.
  • Trị bệnh ho lâu ngày: Sơ chế đơn giản bằng cách nướng cam thảo sau đó tán bột mình. Mỗi ngày lấy 4g bột hòa cùng nước ấm; mỗi ngày 3 – 4 lần, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. Người bệnh cũng có thể sử dụng 3g cam thảo bắc kết hợp 9g mỗi loại tử uyển, bách bộ, cát cánh, bạch tiền, kinh giới; thêm 6g trần bì. Mỗi ngày đem sắc uống 1 thang khi ấm có tác dụng tiêu đờm, trị ho hiệu quả.
  • Trị cho trẻ em bị cấm khẩu: Nấu khoảng 12g thảo dược ở dạng khô cùng 1 chén nước. Để lửa nhỏ liu riu cho tới khi trong ấm còn 8 phân thì tắt bếp. Cha mẹ chắt lấy nước cốt cho con uống khi còn ấm nóng. Khi con nôn được hết đờm ra ngoài, mẹ hãy nhanh chóng nhỏ vào miệng con một vài giọt sữa.
  • Trị viêm tắc tĩnh mạch: Sắc 50g thảo dược ở dạng tươi cùng 3 bát nước, đun lửa nhỏ trong 2 tiếng tới khi trong ấm còn khoảng 1 bát con. Chia phần thuốc thành 3 phần, sử dụng trước 3 bữa ăn Sáng – Trưa và tối.
  • Chữa viêm tuyến vú: Sử dụng xích thược, cam thảo mỗi vị 30g; đem hỗn hợp sắc uống mỗi ngày 1 thang, sử dụng liên tục trong 1 – 3 tháng.
  • Trị tâm phế suy nhược, không thở được: Bài thuốc kết hợp các nguyên liệu gồm 12g cam thảo, 8g nhị sâm và 10g đương quy. Đem hỗn hợp trên sấy khô rồi tán thành bột mịn, bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi lần lấy 4g bột mịn hòa cùng nước ấm, sử dụng mỗi ngày 3 – 4 lần.
  • Chữa mụn nhọt: Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 1 – 2 thìa cao mềm chiết xuất từ cam thảo. Kiên trì sử dụng ít nhất 1 tuần sẽ thấy kết quả.
  • Trị nước tiểu màu nhạt: Mỗi ngày chỉ cần uống bột cam thảo, có thể hãm cùng trà để dễ sử dụng hơn.
  • Chữa ngứa, viêm da: Tìm mua các loại sản phẩm có chứa 1 – 2% thành phần là rễ cam thảo; mỗi ngày dùng 3 lần, sử dụng liên tục ít nhất 15 ngày.
  • Liều thuốc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm cam thảo 12g; nhị sâm 8g; đương quy 10g. Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn; mỗi lần sử dụng lấy khoảng 3g pha cùng nước ấm. Sử dụng hàng ngày sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn.
  • Trị ăn uống, tiêu hóa kém ở người già: Nguyên liệu gồm 2g cam thảo, 10g hà thủ ô, 5g đại táo, 3g trần bì, 2g thanh bì, 3g sinh khương. Đem hỗn hợp sắc cùng 600ml nước; để lửa nhỏ liu riu tới khi trong ấm cạn còn 250ml thì tắt bếp; chia thuốc đều uống 3 – 4 lần trong ngày.
  • Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng cam thảo bắc trong việc xử lý ngộ độc thực phẩm bằng cách: Sử dụng từ 10 – 15g cam thảo sắc với nước rồi chia phần đó ra làm 3 phần. Người bệnh cần sử dụng hết lượng thuốc đó trong 2 giờ,

Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng dược liệu: Sau khi biết được cam thảo bắc có tác dụng gì, người dùng và quý bạn đọc cũng cần phải lưu lại một số lưu ý QUAN TRỌNG dưới đây để sử dụng thảo dược đạt hiệu quả tốt nhất:

Đối tượng KHÔNG NÊN dùng: Mặc dù là thảo dược tự nhiên, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng dược liệu này. Hoạt chất glycyrrhiza có trong cam thảo có thể gây hại tới sự hoàn thiện và phát triển não bộ của thai nhi, tăng khả năng sinh non, dọa sảy. Vì vậy, phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ không nên sử dụng thảo dược này.
Ngoài ra những đối tượng sau đây cũng không nên sử dụng dược liệu: người bị đầy hơi, trướng bụng; người có tiền sử bị dị ứng với cam thảo, thuốc nhuộm; người bị ốm yếu, kiệt sức. Trước khi phẫu thuật, bạn cũng nên ngưng sử dụng dược liệu ít nhất 2 tuần.

 

 

 

  •  
Print
1803 Đánh giá bài viết này:
4.0

Để lại bình luận

Tên:
Email:
Bình luận:
Thêm bình luận

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4719

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3903

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4628

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5443

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Cuối cùng
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top