Search
en-USvi-VN
Search

Sức khỏe

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

0 3664

Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.
 

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4470
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...
12345678910Cuối cùng

Covid-19

Thói quen tắm khuya của bà bầu tiềm ẩn những tác hại không ngờ này và 7 thời điểm phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên gội đầu

Bác sỹ Trần Phượng

Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường xuyên tắm nước nóng, đó là một sai lầm, vì thực tế nó có một số tác dụng không tốt cho bạn và bé.

Có nên tắm nước nóng khi mang thai?

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay cũng chỉ ra rằng, tắm nước nóng không tốt cho sức khoẻ bà bầu trong suốt toàn bộ thai kỳ. Trong khi các chuyên gia đã có lời khuyến cáo bà bầu tuyệt đối tránh tắm nước nóng, xông hơi hoặc tắm nước nóng trong bồn tắm suốt thai kỳ của mình nhưng không phải tất cả các chị em đều hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này.

Tại sao tắm nước nóng không tốt?

Sự tăng nhiệt độ làm nóng nước ối, gây ảnh hưởng đến bào thai. Khi nóng, cơ thể mẹ xuất hiện cơ chế thoát mồ hôi nhưng bé nằm trong bụng mẹ thì không như thế.

Gia tăng thân nhiệt mẹ có thể phá hủy các tế bào trong bào thai cũng như ngăn cản oxy tới được với bé. Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể cho mẹ bầu khi sử dụng. Nếu nhiệt độ cơ thể lên quá 38 độ C sẽ làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của bé trong 3 tháng đầu tiên và mất nước về sau trong thai kỳ.

Một lý do nữa mà các mẹ nên tránh tắm nước nóng là vì sức nóng của nước có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp. Trong khi đó, hiện tượng huyết áp thấp lại cần phải tránh trong suốt thai kỳ bởi vì điều này có thể làm giảm số lượng máu dẫn đến nhau thai.

Nhiệt độ nước tắm quá 40ºC có thể gây choáng cho mẹ. Do áp lực của nước nóng, sự vận chuyển oxy tới não bị chậm lại nên bà bầu dễ bị hoa mắt, mất nhận thức tạm thời. Nguy hiểm hơn là có thể bị ngã.

Cách tắm an toàn cho phụ nữ mang thai

Như vậy, tuy tắm nước nóng khi mang thai không tốt cho sức khoẻ bà bầu nhưng vào những ngày lạnh, chị em vẫn có thể sử dụng nước ấm khoảng 35-37 độ hoặc nhiệt độ thấp hơn nữa để tắm và ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn. Thời gian tắm không nên kéo dài quá 20 phút mỗi lần.

Các mẹ bầu nên hạn chế những hoạt động, tập luyện quá mức để cơ thể bị nóng, làm tăng nhiệt độ cơ thể như: tắm hơi hoặc tắm bồn, tắm vòi sen bằng nước rất nóng, ra ngoài trong thời tiết nóng hoặc khi tập thể dục.

Để kiểm tra nhiệt độ bồn tắm có phù hợp để tắm không, mẹ bầu có thể ngâm khuỷu tay của mình xuống bồn tắm để thử nghiệm độ ấm của nước bởi vì khuỷu tay chính là nơi có nhiệt độ nhạy cảm nhất cơ thể và chúng cũng an toàn hơn so với các bộ phận cơ thể khác như bàn tay hoặc bàn chân.

Mặc dù tắm nước nóng khi mang thai không hoàn toàn được khuyến khích nhưng tắm nước ấm lại là một cách tuyệt vời để thư giãn và chăm sóc cho các mẹ bầu rất tốt đấy các mẹ nhé!

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về sinh lý như tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tăng cường bài tiết, các chất ở âm đạo cũng tăng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, cơ thể sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Lúc này, tốt nhất là mỗi ngày thai phụ nên tắm 1 lần/ngày vào mùa hè và 2 ngày/lần vào mùa đông.

4 nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm đúng cách

Mẹ bầu tắm đúng cách cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Không tắm quá lâu 

Không nên tắm quá lâu là nguyên tắc đầu tiên bởi hệ thống thông gió trong phòng tắm rất kém, độ ẩm lại cao, điều này sẽ làm giảm lượng oxy không khí trong phòng tắm khiến huyết quản của thai phụ giãn ra, máu dồn về tứ chi, lượng máu đổ về não và cuống rốn lại bị giảm đi gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thống thần kinh của thai nhi có thể sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng, các thai phụ không nên tắm quá 15 phút.

Nguyên tắc 2: Nhiệt độ nước tắm không nên quá cao 

Nhiệt độ nước tắm quá cao sẽ khiến cơ thể bà bầu tạm thời tăng cao, như vậy, nhiệt độ nước ối cũng sẽ tăng lên. Theo các nghiên cứu cho thấy thì khi tắm 15 phút trong nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ cơ thể thì nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên tới 38,9 độ.

Trong khi đó, thai nhi nằm ngập trong nước ối và điều này sẽ khiến hệ thống thần kinh của thai nhi bị ảnh hưởng gây ra các dị tật  như không có não, vẹo cột sống… Chính vì vậy, tắm nước nóng khi mang thai cần chú ý nhiệt độ từ 34 đến 36 độ C. 

Mẹ bầu tắm đúng cách

Khi tắm cần tuân thủ nguyên tắc riêng

Nguyên tắc 3: Hạn chế tắm bồn

Bình thường, âm đạo của phụ nữ mang thai luôn có độ axit nhất định để chống lại sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây bệnh. Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hormone nữ và hormone mang thai, lượng hormone mang thai thai nhiều hơn lượng hormone nữ sẽ khiến dịch tiết ra từ âm đạo giảm nên dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công.

Lúc này, nếu thai phụ tắm trong bồn thì nước ở bồn tắm có thể vào âm đạo và dễ khiến cổ tử cung bị viêm nhiễm, thậm chí viêm bộ phận sinh dục ngoài dẫn tới đẻ sớm.

Nguyên tắc 4: Sàn phòng tắm nên lát đá chống trơn trượt hoặc đi dép có ma sát cao 

Mang thai khiến cơ thể phụ nữ nặng nề hơn nên việc di chuyển cũng gặp nhiều trở ngại. Tốt nhất là sàn phòng tắm lát đá chống trơn hoặc sản phụ nên đi loại dép chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

7 thời điểm phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên gội đầu

Phụ nữ mang thai không nên gội đầu ban đêm

Nhiều mẹ quyết định gội đầu vào ban đêm do cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu mà không biết rằng hành động động này có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ lẫn thai nhi trong bụng.

Mang thai là thời gian mẹ có sức đề kháng kém nên việc gội đầu vào đêm muộn có thể khiến mẹ bị nhiễm lạnh, đau đầu, thậm chí là khiến mẹ bị đột quỵ hoặc xảy ra tai biến.

Mẹ đang đói hoặc vừa ăn no xong

Phụ nữ mang thai tắm khi vừa mới ăn xong sẽ dễ bị đau dạ dày

Việc gội đầu khi mẹ đang cảm thấy quá đói hoặc quá no sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguyên nhân là do lượng máu cung cấp đến các cơ quan và bào thai bị cắt giảm. Điều này có thể khiến mẹ đau dạ dày khi mang thai, suy thai, bệnh tim hoặc đột quỵ.

Đặc biệt, nhất là lúc vừa ăn tối xong, thức ăn trong dạ dày còn nhiều, mẹ không nên gội đầu ngay vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Không gội đầu khi vừa thức dậy vào buổi sáng

Nhiều phụ nữ mang thai có thói quen gội đầu vào buổi sáng sau khi thức dậy vì giúp mẹ cảm thấy sạch sẽ, cơ thể sảng khoái, tươi tỉnh hơn.

Thực chất điều này lại khiến cơ thể mẹ tổn hại nghiêm trọng. Nguyên nhân là do khi vừa mới thức dậy, máu trong cơ thể giảm sút, lưu thông chậm nên dễ khiến mẹ bị chóng mặt, nhức đầu, cảm lạnh, nóng sốt… và tất nhiên nhiên điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hoặc trường hợp xấu nhất là mẹ sẽ bị đột quỵ.

Do đó, tốt nhất là mẹ chỉ nên tắm thật nhanh bằng nước ấm trong phòng kín hoặc muốn gội đầu thì dậy chờ 30 phút hãy gội đầu, gội xong sấy khô ngay lập tức.

Không gội đầu khi mẹ đang bị sốt

Nếu mẹ bị sốt trong quá trình mang thai thì tuyệt đối không nên chủ quan mà gội đầu. Hành động này dễ khiến cho mẹ bị nhiễm lạnh, không những làm cho mẹ bị sốt thêm mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của em bé trong bụng nữa.

Khi bị động thai nặng

Tắm khi động thai sẽ có nguy cơ sảy thai cao

Động thai là thời điểm cực nhạy cảm nên mẹ tuyệt đối không được gội đầu vào thời điểm này bởi nó có thể khiến mẹ mất con ngay lập tức. Lúc mẹ gội đầu, máu dồn về phần đầu làm cho lượng máu ở tử cung bị hao hụt dễ khiến mẹ bị suy thai và có nguy cơ sảy thai.

Mẹ bầu đang đổ mồ hôi, vừa đi nắng mới về

Mẹ bầu tắm đúng cách

Nếu mẹ bầu vừa đi bộ, làm việc gì đó mà hơi mệt, đổ mồ hôi hoặc mới ở ngoài nắng vào thì không bao giờ được gội đầu ngay lập tức. Lúc này, mẹ hãy chờ cơ thể mát mẻ, bình thường, khô ráo mồ hôi. Nếu không tuân thủ điều đơn giản này, mẹ rất dễ bị đau đầu, cảm bệnh, khí huyết kém, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu đang bị nôn ói, choáng váng mặt mày

Nếu mẹ đang trong cơn nghén hoặc hơi mệt, nhức đầu, sây sẩm mặt mày… thì không nên gội đầu lúc này. Nếu mẹ cứ cố ngồi dậy đi gội đầu thì sẽ dễ bị mệt mỏi, té ngã, có nguy cơ ngất xỉu, đột quỵ, sảy thai, sinh non…

Print
9639 Đánh giá bài viết này:
4.5

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top