Search
en-USvi-VN
Search

Sức khỏe

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

0 3781

Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.
 

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4617
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...
12345678910Cuối cùng

Covid-19

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

Bác sỹ Trần Phượng

Tuần thứ 28+29: mí mắt thai nhi mở một phần , có khả năng đá và duỗi người
Mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể điều khiển các cử động thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vào thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g. Tuần thứ 29 thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.
Tuần thứ 30+31: tóc của thai nhi mọc lên và tăng cân nhanh
Mắt của thai nhi có thể mở to. Tóc của thai nhi cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này. Tủy xương của thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu. Tại tuần thứ 30 của thai kỳ thai nhi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g. Tuần thứ 31 thai nhi đa phần đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu và tăng cân nhanh


Tuần thứ 32+33: thai nhi tập thở và cảm nhận được ánh sáng
Tuần thứ 32 móng chân của thai nhi đã có thể nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm trên người thai nhi vốn tồn tại trong vài tháng vừa qua bắt đầu rụng đi và thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 1700 g. Tuần thứ 33 của thai kỳ  đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng lại các kích thích ánh sáng. Xương của thai nhi chắc khỏe hơn, tuy nhiên xương sọ của thai nhi vẫn mềm và dễ uốn.
Tuần thứ 34+35: móng tay thai nhi mọc dài ra
Móng tay của thai nhi đã phát triển trùm kín đầu ngón tay. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 2100 g. Tuần thứ 35 da của thai nhi trở nên mịn và có màu hồng. Tay và chân thai nhi giờ trông khá mũm mĩm, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt ba tháng cuối mẹ có thể yên tâm.
Tuần thứ 36+37: thai nhi chiếm phần lớn không gian túi ối và bắt đầu quay xuống dưới
Thai nhi giờ đã lớn, khiến tử cung trở nên chật hẹp so với thai nhi, tuy nhiên thai phụ vẫn cảm nhận được các cử động lăn, ngọ nguậy, ưỡn người của thai nhi. Tuần thứ 37 tay thai nhi có khả năng nắm chắc. Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, thai nhi bắt đầu xoay chuyển, đầu thai nhi hướng xuống tiểu khung (để tạo thành ngôi đầu trong chuyển dạ). Nếu không phải ngôi đầu, bác sĩ sản khoa sẽ thảo luận với thai phụ về hướng giải quyết tình huống.
Tuần thứ 38+39: móng chân của thai nhi dài ra, lông ngực phát triển
Tuần thứ 38  chu vi vòng đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng. Móng chân thai nhi mọc dài trùm kín đầu ngón chân. Gần như toàn bộ lớp lông tơ đã rụng hết khỏi người thai nhi và có cân nặng khoảng 2900 g. Tuần thứ 39 lồng ngực thai nhi phát triển hơn nữa. Với thai nhi nam, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống dưới vào trong bìu. Mỡ phân bổ khắp cơ thể thai nhi giúp thai nhi giữ nhiệt sau khi chào đời.


Tuần thứ 40: thời điểm mẹ con gặp nhau đã đến
Tuần thứ 40 là thời điểm hết thời gian mang thai ba tháng cuối, thai nhi có chiều dài khoảng 480 mm, cân nặng khoảng 3400 g, tuy nhiên mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó kích thước và cân nặng thai nhi chỉ là tương đối, không phải yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.
Tuần thứ 41 và 42
Thai kỳ bình thường cho phép chuyển dạ sau 40 tuần, cụ thể là chuyển dạ ở tuần thứ 41 và 42. Nếu sau 42 tuần là bất thường, và sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng cho thai nhi. Trong tình huống này bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn, thảo luận với thai phụ và ra chỉ định phù hợp.

Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Khi bước vào tam cá nguyên thứ ba,  bà bầu nên tham khảo  ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não. Giai đoạn này, bà bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn nhỏ. Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten…
Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.
Mỗi ngày, bà bầu phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa. Tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.

Những thay đổi về sức khỏe của mẹ bầu (3 tháng cuối thai kỳ)

 

Mẹ có thể gặp phải kha khá những vấn đề “khó ưa”, nhất là đầy bụng và ợ chua do hormone progesterone làm chậm lại quá trình tiêu hoá. Đồng thời, kích thước tử cung ngày càng lớn cũng chèn ép lên ruột khiến mẹ dễ rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.


Bé cưng ngày càng lớn khiến cột sống cong ưỡng nên mẹ sẽ thường đau lưng hơn vào những tháng cuối thai kỳ.


Huyết áp của Mẹ có thể sẽ tăng nhẹ. Tuy nhiên, huyết áp tăng cao có thể dẫn đến tiền sản giật. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu Mẹ phát hiện mặt, tay, chân bị phù đột ngột hoặc trầm trọng, đau đầu, thị lực bị ảnh hưởng (nhìn không rõ, thấy chớp sáng, mất thị lực tạm thời...) nhé. Ngoài ra, Mẹ nên theo dõi liên tục và ghi chú lại chỉ số huyết áp bằng cách đo huyết áp 2 lần/ngày vào 1 giờ cố định; tốt nhất đo lúc vừa thức dậy và trước khi đi ngủ. Nếu huyết áp mẹ cao hơn 140/90 mmHg, mẹ cần lưu ý nguy cơ tiền sản giật nha.


Mẹ có thể bắt gặp những vết rạn màu hồng rên bụng và vú. Không những thế, chuột rút, đau lưng, ợ chua, khó tiêu, són tiểu... những biểu hiện khó ưa vẫn chưa chịu rời đi.


Bác sĩ có thể yêu cầu Mẹ thực hiện lại vài xét nghiệm. Ngoài ra, nếu Mẹ có nhóm máu “Rh-“, Bác sĩ sẽ tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, mũi thứ hai sẽ được tiêm cho Bé ngay sau khi sinh.


Mẹ có thể khó thở do Bé đang chèn ép phổi và cơ hoành. Hormone và tâm lý lo lắng cũng có thể khiến Mẹ thấy khó ngủ hơn.


Xuất hiện những cơn gò Braxton Hicks (đọc là Brax-ton-Hicks) - cách cơ thể Mẹ tập luyện cho sự kiện trọng đại: 'Sinh Con', thường xuất hiện sau khi Mẹ vận động hoặc quan hệ, thấy mệt mỏi hoặc mất nước. Nếu cơn gò không biến mất hoặc xuất hiện liên tục hơn 4 lần/ tiếng, mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ vì có thể là dấu hiệu của sinh non.


Tuyến sữa của Mẹ đã bắt đầu hoạt động từ tuần 31. Một số Mẹ thậm chí sẽ thấy sữa non (loại sữa thường có màu vàng và tỉ lệ đạm cao gấp 10 lần sữa trưởng thành, giúp tống nhanh phân su và hạn chế tình dạng vàng da sinh lý cho bé) bắt đầu chảy ra từ ngực. Hãy chú ý nhiều hơn đến sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc đang dung nếu có và cố gắng giữ cho tình thần thoải mái. Tất cả những yếu tố này cộng với cách cho bé bú đều sẽ ảnh hưởng đến sự tiết sữa của Mẹ sau này.


Mẹ sẽ thấy việc hít thở trở nên khó khăn hơn (thở nhanh và nông hơn), nhu cầu đi vệ sinh cũng nhiều hơn và bị các cơn đau lưng “hành” nhiều hơn.


Mẹ cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu cảnh báo bất thường như tăng cân đột ngột, nhức đầu hoặc nhìn lờ mờ. Đây có thể là những triệu chứng của cơn tiền sản giật. Hãy gọi ngay cho Bác sĩ nếu phát hiện những dấu hiệu trên Mẹ nhé!


Mẹ nên tham vấn bác sĩ về các loại thuốc giảm đau và kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, sẽ giúp Mẹ hiểu hơn về những lựa chọn phù hợp cho cả Mẹ và Bé.


Bàng quang lúc này bị chèn ép khiến Mẹ muốn đi vệ sinh nhiều hơn, đồng thời, cơ hoành cũng bị đẩy lên cao khiến mẹ khó thở.


Hãy cố gắng quen với những cơn đau ở hông và xương chậu. Đây là cách cơ thể Mẹ đang chuẩn bị cho ngày chuyển dạ. Số lượng cơn gò Braxton Hicks cũng tăng dần. Chuyện đi lại cũng trở nên khó khăn hơn khi Bé di chuyển xuống xương chậu.


Mẹ có thể bị chảy máu âm đạo và đây là dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu máu không dừng ở vài giọt, đây có thể là dấu hiệu bong nhau thai. Lúc này, Mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ.


Chân và mắt cá có thể hơi phù một chút. Trường hợp hiện tượng phù nề xuất hiện đột ngột ở chân, mắt cá hoặc mặt, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Mẹ cần thông báo ngay lập tức cho bác sĩ.


Mẹ cần học cách nhận biết dấu hiệu chuyển dạ như: Đau bụng từng cơn ngắn, ngắt quãng, đau tăng dần; Có thể đau mỏi vùng thắt lưng, có cảm giác muốn đi tiểu liên tục; Ra chất nhầy hồng ở cửa mình…


Càng về 2 tuần cuối thai kỳ, mẹ sẽ thấy những cơn chuyển dạ giả. Dù cường độ và tác động không khác gì cơn chuyển dạ thật, những cơn chuyển dạ giả xảy ra không thường xuyên và sẽ biến mất khi Mẹ hoạt động.


Vỡ nước ối vẫn có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong thời gian này. Tùy trường hợp mà nước ối có thể chảy ra với lượng lớn hoặc chỉ rỉ một ít. Nếu nghi ngờ vỡ ối hoặc các cơn co chuyển dạ diễn ra thường xuyên, Mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ nhé!

Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối

  • Hãy theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.
  • Khám thai đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
  • Đi tiêm ngừa uốn ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
  • Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là  đã gần chuyển dạ.
  • Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm.  Đồng thời, nếu mẹ bầu thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
  • Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.
  • Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
  • Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn. Có thể đi massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.
Print
4980 Đánh giá bài viết này:
5.0

Please login or register to post comments.

Họ và tên:
Email:
Chủ đề:
Tin nhắn:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top