Search
en-USvi-VN
Search

Sức khỏe

Nổi mề đay mẩn ngứa, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Thùy Linh Nguyễn

     Nổi mề đay mẩn ngứa là dạng viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện kèm theo những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, gây phù và sưng to trên bề mặt da. Bệnh được chia thành hai giai đoạn gồm cấp tính và mãn tính. Nếu không có những phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm sốc phản vệ, phù mao mạch… Do đó, việc hiểu và nắm rõ thông tin về bệnh là điều vô cùng quan trọng.

     1: Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì? 

     Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng viêm của da. Bệnh hình thành khiến bề mặt da xuất hiện những nốt mẩn đỏ, phù, sưng to và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy nghiêm trọng. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên mất tập trung, khó chịu, bứt rứt và hạn chế một số hạn động sinh hoạt thường ngày.

     Những nốt mẩn đỏ do bệnh mề đay gây ra có thể xuất hiện rải rác hoặc xuất hiện trên cùng một bộ phận hay cùng một khu vực của cơ thể. Đôi khi các nốt mẩn ngứa có kích thước nhỏ tụ thành một mảng lớn. Việc chà xát mạnh hoặc dùng tay gãi sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy lan toàn thân.

     Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh xuất hiện phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở những người trưởng thành và trẻ nhỏ. Đặc biệt phụ nữ sau sinh thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

     Dựa vào đặc trưng, các triệu chứng điển hình và mức độ nghiêm trọng, bệnh được chia thành hai thể. Bao gồm nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mãn tính.

  • Nổi mề đay cấp tính

     Nổi mề đay cấp tính là thể bệnh có khả năng bùng phát một cách đột ngột. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau một khoảng thời gian ngắn (dưới 6 tuần). Ở thể bệnh này, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể (cánh tay, bụng, mặt, đùi…).

     Ngoài những triệu chứng điển hình là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, người bệnh còn khó thở và sốt nhẹ.

  • Nổi mề đay mãn tính

     Nổi mề đay mãn tính khiến vùng da bệnh xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sưng, phù mạch, phù quincke, cảm giác đau bỏng rát và ngứa ngáy trên diện rộng. Bên cạnh đó các triệu chứng của bệnh xảy ra liên tục và kéo dài (trên 6 tháng).

     Bệnh nổi mề đay thể mãn tính thường tái phát theo chu kỳ hoặc khi vùng da bệnh chịu sự tác động của một số yếu tố bên ngoài. Chính vì thế, quá trình chữa bệnh ở thể mãn tính gặp nhiều khó khăn hơn so với thể cấp tính.

     2: Triệu chứng của bệnh

     Bệnh mề đay có trường hợp bị khỏi sau vài ngày nhưng cũng có những bệnh nhân phải mệt mỏi vì chúng gây ra các ảnh hưởng đến cơ quan khác, rất lâu khỏi và phải nhận sự hỗ trợ của bác sĩ mới có thể tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị.

     Việc khiến chúng ta khó chịu nhất khi gặp phải các bệnh lý chính là triệu chứng của nó, đối với nổi mề đay cũng vậy. Tuy mỗi đối tượng sẽ có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau nhưng nhìn chung, một số triệu chứng nổi bật nhất phải kể đến như:

  • Nổi mẩn đỏ: người bệnh vảy nến hoặc nổi mề đay sẽ nhận thấy các nốt mẩn đỏ, phát ban với nhiều kích thước khác nhau nổi lên, đỏ ửng cả vùng da do hiện tượng mạch máu bị dãn. Các vết phù này có thể tập trung tại một chỗ hoặc nằm tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
  • Nổi mề đay gây ra triệu chứng ngứa ngáy: ở vùng da bị nổi mẩn đỏ sẽ gây khó chịu cho người bệnh bởi chúng rất ngứa và kèm theo nóng rát, nặng nhất là vào các buổi chiều tối. Nếu người bệnh gãi quá nhiều sẽ càng ngứa và làm trầy xước da, chảy máu và có thể để lại các vết sẹo.
  • Một số triệu chứng nổi mề đay thường gặp khác: trong trường hợp bệnh trở nặng, có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như khó thở, nhiễm trùng hay nổi mụn nước ,...

     3: Nguyên nhân nổi mề đay

  • Nguyên nhân do dị ứng

     Dị ứng chính là nguyên nhân hàng đầu làm nhiều người bị mắc bệnh nổi mề đay, nguyên nhân dị ứng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Nguyên nhân nổi mề đay do biến chứng của thuốc: một số người cũng có đặc điểm dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, aspirin,... hay dị ứng sau tiêm chủng vắc xin.
  • Bị nổi mề đay do các thành phần hóa chất trong sản phẩm tiêu dùng: cá loại mỹ phẩm hay dầu gội,... cũng chứa một số thành phần làm kích ứng da, dễ gây dị ứng cho người sử dụng, nhất là đối với sản phẩm hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ,...
  • Thực phẩm: không ít người bị dị ứng nổi mề đay với hải sản như tôm cua, ghẹ,... hay các loại thức ăn khác, nếu ăn vào gây tác động đến cơ thể làm kích ứng nổi mẩn.
  • Nguyên nhân gây ra nổi mề đay do các loại lông thú: lông mèo, lông chó,... cũng là nguyên nhân gây dị ứng với nhiều đối tượng.
  • Do thời tiết

     Nhiệt độ thay đổi bất thường do thời tiết cũng là nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện tình trạng nổi mề đay của cơ thể, nhất là đối với những người mẫn cảm với thời tiết. Nếu nhiệt độ và độ ẩm quá cao làm cơ thể đổ nhiều mồ hôi, tích tụ vào các lỗ chân lông và gây nổi mẩn. Còn với nhiệt độ và độ ẩm thấp lại làm suy giảm hàng rào bảo vệ.

  • Bị nổi mề đay do côn trùng cắn

     Đặc biệt với những người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng khi bị chúng cắn có thể làm sưng tấy, mưng mủ, ngứa ngáy, nổi mẩn,...

  • Yếu tố nổi mề đay do di truyền

     Theo các nghiên cứu về vấn đề này, nếu cha mẹ là người bị bệnh mề đay thường xuyên thì con cái cũng có khả năng bị bệnh với nguy cơ cao, thậm chí là gấp đôi.

4:  Mức độ nguy hiểm của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

     Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh rất khó để kiểm soát, khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu và mất tập trung. Triệu chứng ngứa da có thể nặng nề hơn vào ban đêm. Từ đó khiến bệnh nhân mắc ngủ, cơ thể mệt mỏi.

     Ngoài ra nếu không sớm áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Cụ thể như:

  • Nhiễm trùng: Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được hoạt động chà xát và gãi ngứa. Điều này khiến vùng da bệnh bị tổn thương và trầy xước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử khó lành.
  • Sốc phản vệ: Nổi mề đay mẩn ngứa khiến bệnh nhân mắc chứng phù nề lưỡi gà, phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, thở khò khè, sốt cao, tụt huyết áp. Trường hợp nặng có thể gây trụy tim và khiến bệnh nhân tử vong khi không kịp thời xử lý.
  • Biến chứng khác: Một số biến chứng như phù mạch, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ… xảy ra phổ biến khi bệnh mề đay mẩn ngứa của bạn không được kiểm soát tốt.

5: Cách phòng ngừa nổi mề đay

  • Không ăn các thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể
  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm và đồ dùng có chứa các thành phần kích ứng mạnh, lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ địa của mình.
  • Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm và các tác nhân gây hại cho cơ thể.
  • Nên sử dụng các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ để tránh bị dị ứng với các loại thuốc.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, giải nhiệt khi nhiệt độ tăng cao.
  • Thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
  • Cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thực phẩm giải nhiệt
  • Khi gặp các biểu hiện bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Print
3420 Rate this article:
5.0

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Covid-19

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top