Search
en-USvi-VN
Search

Tổng hợp kiến thức sức khỏe trong mùa dịch mới nhất

Thùy Linh Nguyễn

1. Làm sao tránh lây nhiễm Covid-19 khi nhận hàng từ shipper? 

Tôi chỉ ở nhà, mua hàng hóa lương thực online, song tôi rất lo sợ nguy cơ lây nhiễm nCoV từ shipper, xin hỏi bác sĩ cách thức để nhận hàng an toàn?(Thanh Hiền, 25 tuổi, Cầu Kho, TP HCM).

      Trả lời:

nCoV thường lây qua các con đường như giọt bắn, khí dung và khi tiếp xúc gần. Trong đó, giọt bắn hầu như chỉ có thể phán tán trong khoảng cách dưới 2 m. Còn khí dung chủ yếu được tạo ra trong quá trình thực hiện các thủ thuật y khoa như hồi sinh tim phổi, hút đờm, đặt nội khí quản.

Về con đường tiếp xúc, cần phải hiểu đúng để có thể phòng tránh lây nhiễm nhưng cũng không quá cực đoan, căng thẳng quá mức. nCoV sống trong khoảng 1-3 ngày tùy loại bề mặt. Người bị nhiễm sau khi vô tình chạm vào bề mặt lây nhiễm, thì chưa bị nhiễm ngay, do virus này không thể xuyên qua biểu bì của da tay, người mang virus chỉ nhiễm khi tiếp tục đưa tay vào mắt, mũi, miệng thì mới nhiễm.

Do đó, cách hữu hiệu, đơn giản nhất để tránh lây nhiễm qua con đường tiếp xúc là hạn chế tiếp xúc trực tiếp vào các vật dụng, các bề mặt, và thường xuyên rửa tay. Rửa tay hay khử khuẩn là một trong thông điệp 5K mà Bộ Y tế đã tuyên truyền rộng rãi và qua thực tế đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa nCoV.

Trong thời gian này, người dân sẽ tiếp tục nhận vật phẩm, lương thực... bằng các kênh giao hàng. Để tránh lây nhiễm, người nhận có thể mang găng tay để nhận vật phẩm. Yêu cầu shipper đặt hàng ở cổng sau đó rời đi, hoặc bạn đứng cách xa 2 m để nhận. Hàng nhận xong nên phun khử khuẩn.

Muốn khử khuẩn đồ vật, thì vật phẩm cần được bao bọc kỹ, có thể phun khử khuẩn bằng dùng dịch clo hoạt tính, cồn 70 độ, hoặc chất tẩy rửa thông thường. Và đặc biệt, phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi chạm vào đồ vật, vật phẩm.

Thường xuyên lau dọn nhà cửa, bàn ghế, nắm tay cầm bằng nước tẩy rửa thông thường, bằng dung dịch chứa clo hoạt tính. Tuy nhiên, clo hoạt tính là chất oxy hóa mạnh, gây hại cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là vùng niêm mạc hô hấp, mắt... do đó tránh trực tiếp phun lên người.

2. Nổi hạch sau tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm?

Sau khi tiêm vaccine Covid, tôi thấy vùng nách nổi hạch bạch huyết, sờ đau, xin hỏi bác sĩ là tại sao và có nguy hiểm không? Tôi mắc ung thư dạ dày 3 năm, đang uống thuốc duy trì.

Nổi hạch bạch huyết có phải là dấu hiệu ung thư tái phát và có ảnh hưởng đến liệu trình điều trị bệnh? (Hoàng, 55 tuổi, Hà Nội)

     Trả lời:

Các phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm vaccine ở bệnh nhân ung thư cũng giống như các đối tượng khác. Ví dụ như đau tại vùng tiêm, sốt, ngứa, mẩn đó tại vùng tiêm, nổi mề đay, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sưng vùng mí mắt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt...

Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất... cần nhập viện ngay để xử trí.

Nhiều người lo sợ "nổi hạch bạch huyết sau tiêm không phải tác dụng phụ mà có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển". Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng có thể xảy ra khi tiêm phòng, hay xuất hiện ở nách cùng bên với cánh tay được tiêm và thường tình trạng này sẽ mất đi sau vài ngày, không gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu hạch nổi ở các vị trí khác thì cần được khảo sát kỹ hơn và báo cho bác sĩ điều trị bệnh ung thư để có sự thăm khám và đánh giá thêm.

Nếu không có các phản ứng gì đặc biệt sau tiêm thì bạn đến thăm khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa ung bướu.

Trong trường hợp thấy các bất thường khác như đau tại vị trí không phải vùng tiêm, gầy sút cân, nổi hạch không phải vùng nách cùng bên cánh tay... thì bạn cần đi kiểm tra sớm hơn lịch hẹn để kiểm tra.

Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất,... cũng cần nhập viện ngay để xử trí.

Để tiêm chủng an toàn bạn cần thực hiện mọi quy định phòng chống dịch Covid 19 mà Chính phủ và Bộ Y tế đã khuyến cáo, đồng thời tuân thủ mọi chỉ dẫn, hướng dẫn tại nơi tiêm chủng trong theo dõi các phản ứng sau tiêm. Tuyệt đối tuân thủ lịch điều trị, dùng thuốc, tái khám của bác sĩ chuyên ngành ung thư, không tự ý bỏ thuốc hay bỏ ngang điều trị khi không có chỉ định.

3. Kết quả test nhanh Covid-19 có ý nghĩa gì?

Xin hỏi bác sĩ khi nào thì nên tự xét nghiệm nhanh tại nhà, có nên không, kết quả này có ý nghĩa gì và khác gì với xét nghiệm PCR ?(Phạm Tuấn Tài, Yên Bái)

    Trả lời:

Thông thường để có kết quả xét nghiệm RT-PCR, thời gian lý tưởng mất 4-6 tiếng, tuy nhiên để xong tất cả các khâu từ nhập liệu, xử lý, thường nhân viên y tế phải hẹn gia đình từ 12 đến 24 tiếng mới có kết quả cuối cùng.

Trong khi đó test nhanh dịch mũi họng tìm kháng nguyên giúp rút ngắn thời gian, có ý nghĩa sàng lọc sớm người dương tính Covid-19.

Ví dụ, trong trường hợp bạn hoặc người thân là người có tiếp xúc dịch tễ hoặc có triệu chứng Covid-19, nghi ngờ mình nhiễm nCoV, có thể thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà. Trong trường hợp này, nếu kết quả test nhanh dương thì khả năng PCR dương tính sẽ rất cao.

Tuy nhiên có những trường hợp test nhanh dương nhưng PCR âm. Do đó về nguyên tắc, bạn có thể test nhanh tại nhà, song sau khi có kết quả cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, cơ quan y tế để có hướng giải quyết phù hợp.

Ngoài ra, điều quan trọng nhất phải lấy mẫu dịch họng, hầu đúng kỹ thuật. Theo đó, khi dùng que lấy mẫu phải đưa đủ sâu, vùng đầu của que đụng vào tỵ hầu và quẹt đủ 10 giây. Các hãng sản xuất bộ kit test đều có hướng dẫn cụ thể cách sử dụng trên bộ test. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện đúng theo như vậy sẽ cho kết quả đúng.

Người già không tự lấy được mẫu thì bạn có thể hỗ trợ. Bạn nên đeo khẩu trang N95 là tốt nhất, đeo kính chống giọt bắn, đeo găng tay, rửa tay khử khuẩn trước và sau khi thực hiện lấy mẫu.

4. Cách sử dụng bình oxy y tế tại nhà

Bình oxy y tế được sử dụng khi bệnh nhân có vấn đề về hô hấp, cần chú ý nơi đặt để, cách lắp tháo đảm bảo an toàn phòng tránh cháy nổ khi sử dụng.

Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), cách sử dụng bình oxy y tế tại nhà như sau:

4.1. Chuẩn bị chỗ để bình oxy

Dọn dẹp phần đầu giường của bệnh nhân để đặt bình oxy. Đặt bình nơi không bị va chạm, không gian thông thoáng. Bình cách xa nguồn nhiệt, nguồn điện như bếp ga, khói thuốc lá... ít nhất 5 m.

4.2. Kiểm tra bình oxy

Bình oxy màu xanh. Bộ thở khí oxy hay còn gọi là bộ đồng hồ và cột chứa bi oxy, bình tạo ẩm, gồm: van điều chỉnh lưu lượng, đồng hồ đo áp suất, đo lưu lượng, bộ tạo ẩm. Dây oxy thở có hoặc không kèm mặt nạ thở.

4.3. Cách lắp đặt bình oxy

Bước 1: Nối đồng hồ vào bình oxy. Chú ý xoay ren sau đó sau đó dùng mỏ lết siết chặt.

Bước 2: Đổ nước vào bình tạo ẩm. Châm nước khoảng ½ bình, dùng nước tinh khiết hoặc nước uống. Nước không được thấp hơn vạch trên bình (nếu có hai vạch thì tính vạch dưới).

Cách lắp đặt bình oxy. Ảnh: HCDC.

Bước 3: Lắp dây oxy vào bình tạo ẩm.

Bước 4: Mở van bình oxy bằng cách xoay van bình ngược với chiều kim đồng hồ.

Bước 5: Kiểm tra kim đồng hồ. Kim đồng hồ ở khu vực màu xanh là còn oxy, màu vàng là sắp hết oxy và màu đỏ là hết oxy.

Bước 6: Chỉnh liều lượng oxy. Xoay núm vặn oxy sao cho viên bi ngang số 2 (nghĩa là thở 2 lít/ phút).

Bước 7: Đeo dây oxy thở.

- Đeo cannula mũi hoặc mặt nạ và hít thở đều.

- Đeo cannula: Kiểm tra gọng oxy xem có bị gãy, nứt. Chú ý chiều cong hướng xuống dưới, sau đó luồn dây qua tai và thắt nút.

- Chú ý liều lượng oxy: Với Cannula, khởi đầu ở 2 lít/phút, tối đa 6 lít/phút. Với mặt nạ, khởi đầu ở 3 lít/phút, tối đa 10 lít/phút.

Cách đeo dây oxy thở. Ảnh: HCDC.

4.5. Thứ tự tắt bình oxy

Bước 1: Đóng chặt van bình: Xoay theo chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Đợi đồng hồ oxy về mức 0.

Bước 3: Xoay núm xoay về mức 0.

Bước 4: Tháo ren.

Thứ tự tắt bình oxy. Ảnh: HCDC.

4.6. An toàn cháy nổ

Khi vận chuyển cần đóng tất cả van và núm vặn. Cố định bình chắc chắn, không kéo lê và vận chuyển nhẹ nhàng.

Nên phòng hờ bình chữa cháy và thiết bị báo cháy (nếu có).

Chân tay, quần áo không dính dầu mỡ, dung dịch chứa cồn (ví dụ nước rửa tay khô...) khi lắp ráp bình oxy.

Van hở (có tiếng xì), không được tự ý sửa.

Không tự sang chiết khí hay nạp khí lạ vào bình.

Không chạm làm hư hỏng ren, nơi gắn dây oxy làm rò rỉ oxy.

4.7. Dấu hiệu thiếu oxy

Xanh tím môi và đầu ngón tay.

Co kéo vị trí cơ trên vùng cổ và hai bên sườn.

Chóng mặt.

Mạch trên 100 lần/phút. Đếm liên tục trong một phút bằng ngón 2 và 3.

Khó thở, thở nhanh >24 lần/ phút. Đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm sự di động thành bụng khi thở trong một phút.

Đo bằng máy SpO2 (nếu có): chỉ số <94%

4.8. Nguyên tắc chung khi cho bệnh nhân thở oxy

Tránh làm khô đường thở bằng cách dùng bình tạo ẩm và uống thêm nước.

Khi thở oxy lâu phải duy trì ở liều thấp nhất mà bệnh nhân không khó thở. Không thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh. Điều chỉnh sau mỗi 15 phút.

 

Print
2557 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4633

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3833

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4573

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5359

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top