Search
en-USvi-VN
Search

Sinh Khương

Thùy Linh Nguyễn

1. Đặc điểm

Sinh Khương (Gừng Tươi)

Gừng là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm. Thân rễ nạc, phân nhánh nhiều tạo ra hình dáng như bàn tay. Rễ gừng phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng. Lá mọc so le, hình mác, phiến lá có gân giữa màu hơi trắng nhạt, không cuống và khi vò có mùi thơm.
Hoa mọc thành cụm, nhiều bông mọc sít lại với nhau, cụm hoa dài khoảng 20cm, có màu vàng xanh. Nhị hoa có màu tím và quả mọng.

2. Bộ phận dùng: Củ gừng.

Gừng và các công dụng đối với bệnh khớp

3. Phân bố

Gừng là loại gia vị lâu đời, có nguồn gốc từ các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Hiện nay gừng được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Nam Á khác. Ở nước ta, cây gừng được trồng ở nhiều địa phương từ đồng bằng đến vùng núi cao và hải đảo.

4. Thu hoạch – sơ chế

Thu hoạch củ gừng vào tháng 9 – 10 hằng năm. Sau khi hái về đem bỏ rễ con, rửa sạch và để dùng dần. Gừng tươi gọi là sinh khương, sấy hoặc phơi khô gọi là can khương.

Gừng Lát Sấy Khô

Gừng thái lát dày rồi sao cháy đen tồn tính gọi là thán khương. Gừng khô thái lát dày, sao vàng, đang nóng vẩy nước vào và đậy kín cho nguội được gọi là tiêu khương. Gừng khô đã qua bào chế được gọi là bào khương.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh để củ nảy mầm.

6. Thành phần hóa học

Gừng tươi chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm 2 – 3% tinh dầu, β-zingiberen, β-farnesen, ar-curcumenen, borneol, geraniol, 20 – 25% tinh dầu, gingerol, zingerol, zingeron, shogaol, β-phelandren, α-camphen, eucalyptol,…

7. Tính vị: Vị cay nồng, tính ấm, không có độc.
    Quy kinh: Quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị, Tâm và Trường.

8. Tác dụng dược lý

– Tác dụng của sinh khương theo Đông Y:

  • Công năng: Giảm ho, làm ấm phế, giải biểu, giải độc, tán phong hàn, chống buồn nôn, làm ấm tỳ vị, khử mùi hôi, kích thích tiêu hóa và vị giác.

  • Chủ trị: Nghẹt mũi, cảm lạnh, nhiễm phong hàn, hen suyễn, ho lâu ngày không khỏi, tỳ vị hư hàn, nhiễm độc thức ăn, rượu bia, đàm thủy khí đầy,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Dịch ngâm từ gừng tươi có tác dụng ức chế trùng roi âm đạo, khuẩn nấm T.violaceum, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn thương hàn.

  • Gừng tươi có tác dụng chống loét bao tử, kích thích phân tiết dịch tiêu hóa, chống khuẩn, chống viêm, giảm đau, lợi mật, chống ói và tăng huyết áp.

  • Hoạt chất Cineol trong gừng tươi có tác dụng diệt vi khuẩn và kích thích tại chỗ.

  • Hoạt chất Gingerol có tác dụng chống đông máu.

9. Cách dùng – liều lượng

Sinh khương: Vị thuốc dễ kiếm với nhiều công dụng - YouMed

Gừng tươi được sử dụng ở dạng sắc, vắt lấy nước, hãm,… Liều dùng thông thường: 3 – 10g/ ngày.

10. Bài thuốc

- Bài thuốc chữa chứng cảm mạo phong hàn

  • Chuẩn bị: Lá tía tô và sinh khương 5 lát.

  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc trị ho, đờm lạnh


            Thế nào là viêm phổi không điển hình ở trẻ em? | Vinmec

  • Chuẩn bị: Đường kẹo mạch nha (dương đường) 1 lượng và sinh khương 2 lượng.

  • Thực hiện: Đem sắc với 3 chén nước đến khi còn nửa chín. Dùng khi thuốc còn ấm và uống chậm rãi để hoạt chất từ dược liệu thẩm thấu sâu vào cổ họng và thực quản.

- Bài thuốc trị chứng trúng khí hôn quyết, có đàm bế

  • Chuẩn bị: Mộc hương, bán hạ và trần bì mỗi vị 1.5 chỉ, sinh khương 5 chỉ, cam thảo 8 phân.

  • Thực hiện: Sắc uống, khi dùng thuốc nên uống cùng 1 chén nước tiểu bé trai (đồng tiện).

- Bài thuốc trị hoắc loạn âm, bụng trướng đau, hơi ngắn, phiền đầy, chưa được thổ hạ

  • Chuẩn bị: Sinh khương 1 cân.

  • Thực hiện: Cắt nhỏ gừng, sau đó sắc với 7 thăng nước đến khi còn 2 thăng. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

- Bài thuốc trị rét lạnh thời hành

  • Chuẩn bị: Thảo quả nhân 1 lượng, bạch truật 2 lượng và sinh khương 4 lượng.

  • Thực hiện: Đem sắc với 5 chén nước đến khi còn lại 2 chén. Uống thuốc khi chưa phát triệu chứng.

- Bài thuốc chữa hói đầu
            
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hói Đầu Hiệu Quả

  • Chuẩn bị: Gừng tươi.

  • Thực hiện: Giã nát rồi làm nóng, sau đó đắp lên đầu độ 2 – 3 lần.

- Bài thuốc trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Bổ cốt chỉ 12g, bào phụ tử 6g và sinh khương 30g.

  • Thực hiện: Giã nát dược liệu rồi đắp trực tiếp lên rốn.

- Bài thuốc giúp đề phòng say xe

  • Chuẩn bị: Gừng tươi vừa đủ.

  • Thực hiện: Giã nhỏ rồi đắp bên ngoài huyệt nội quan (nên dùng vải hoặc băng cố định).

- Bài thuốc chữa bỏng do nước nóng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi.

  • Thực hiện: Ép lấy nước rồi thoa trực tiếp lên vết bỏng. Thực hiện nhiều lần cho đến khi vùng da lành hẳn.

- Bài thuốc chữa ho, nôn mửa, ngoại cảm và bụng đầy trướng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi và rượu trắng.

  • Thực hiện: Đem gừng giã nhỏ rồi đem ngâm với trắng. Mỗi ngày dùng 2 – 5ml rượu xoa vào bụng.

- Bài thuốc chữa ho

  • Chuẩn bị: Củ sả, chanh tươi và sinh khương mỗi thứ 10g.

  • Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ rồi ngâm với 5g muối và siro đơn sao cho đủ 100ml. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa canh, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng cho trẻ, chỉ sử dụng ½ liều thông thường.

- Trà gừng hỗ trợ điều trị hạ huyết áp


     Uống trà gừng khi mang thai: Lợi ích, an toàn và chỉ dẫn | Vinmec

  • Chuẩn bị: Gừng tươi và đường kính.

  • Thực hiện: Đem cạo bỏ vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn rồi nấu với đường kính thành cao lỏng. Sau đó cho vào lọ thủy tinh và bảo quản dùng dần. Khi huyết áp hạ đột ngột, dùng 2 – 3 thìa pha với nước ấm uống.

- Bài thuốc trị cảm hàn gây đau đầu, nghẹt mũi

  • Chuẩn bị: Phòng phong và sinh khương mỗi vị 12g, tô diệp 8g.

  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc trị khớp sưng đau nhức, thở ngắn, đầu choáng váng, viêm khớp dạng thấp

  • Chuẩn bị: Phụ tử 8g, quế chi 12g, phòng phong 12g, sinh khương 5 lát, tri mẫu 12g, bạch truật 15g, thược dược 9g, ma hoàng và cam thảo mỗi vị 6g.

  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc trị tiêu chảy do hàn thấp, bụng đầy, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày

  • Chuẩn bị: Chích cam thảo 3g, trần bì và hậu phác mỗi vị 6g, thương truật 10g, đại táo và gừng tươi lượng vừa đủ.

  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc chữa lở loét khoang miệng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi.

  • Thực hiện: Sắc loãng lấy nước súc miệng và uống thường xuyên. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi vết loét liền lại.

- Bài thuốc phòng ngừa và điều trị sâu răng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi.

  • Thực hiện: Sắc loãng lấy nước uống nóng và súc miệng nhiều lần trong ngày.

- Bài thuốc trị chứng đau nửa đầu

  • Chuẩn bị: Gừng tươi.

  • Thực hiện: Vắt lấy nước, sau đó dùng nước xoa lên tay và bóp lên đầu trong khoảng 15 phút.

- Bài thuốc trị say rượu bia

  • Chuẩn bị: Gừng tươi và mật ong.

  • Thực hiện: Hãm gừng tươi với nước sôi trong vòng 15 phút, sau đó thêm 1 ít mật ong vào uống.

- Bài thuốc trị hôi chân

  • Chuẩn bị: Gừng, giấm ăn và muối.

  • Thực hiện: Đun gừng với 1 lít nước, sau đó thêm muối và giấm ăn vào ngâm chân trong khoảng 15 phút. Sau đó lau khô và để chân thoáng mùi hôi sẽ thuyên giảm đáng kể.

- Bài thuốc trị giun kim

  • Chuẩn bị: Gừng tươi.

  • Thực hiện: Đun gừng lấy 1 – 2 cốc nước, sau đó dùng gừng nấu nước đun rửa hậu môn. Trước khi ngủ, dùng nước gừng rửa hậu môn và uống 1 – 2 cốc nước gừng ấm. Thực hiện bài thuốc này trong 10 ngày giúp tiêu diệt giun kim hiệu quả.
     

    Sinh khương là vị thuốc quý và có nhiều công dụng chữa bệnh. Ngoài việc áp dụng bài thuốc từ gừng, bạn có thể sử dụng gừng trong chế biến món ăn nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp.
    Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/sinh-khuong

Print
2098 Rate this article:
5.0

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4730

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3917

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4633

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5460

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top