Search
en-USvi-VN
Search
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

0 3789

Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.
 

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4633
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...

Chuyên mục

Tin tức

Răng miệng và sự ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của con người

Bác sỹ Trần Phượng

Trong khuyến cáo của nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế Hoa Kỳ có nói rằng: “The mount is the mirror of the body”, nghĩa là răng miệng là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe toàn diện của con người. Sức khỏe nha khoa là một phần quan trọng của sức khỏe toàn thân và là điều cốt yếu để có được một sức khỏe toàn diện và cuộc sống lành mạnh cho tất cả mọi người. Một người sẽ không được xem là khỏe mạnh nếu sức khỏe nha khoa của người đó có vấn đề.

Tại sao nói sức khỏe nha khoa ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện? 

Sức khỏe nha khoa không chỉ là sức khỏe của đôi hàm răng. Từ “răng miệng” không chỉ là miệng bao gồm răng, nướu và mô bảo trợ, mà còn bao gồm vòm cứng, hàm ếch mềm của miệng, lớp niêm mạc miệng và cổ họng, lưỡi, đôi môi, các tuyến nước bọt, các cơ nhai và quai hàm. Việc khám tổng quát miệng có thể phát hiện ra những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng cũng như tránh được  hàng loạt các bệnh tật của cơ thể như bệnh nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, những thương tổn hay một số căn bệnh ung thư. Ngoài ra, một số bệnh như tiểu đường, HIV/AIDS có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến các vấn đề sức khỏe răng miệng thêm trầm trọng.

Sức khỏe răng miệng liên quan đến bệnh nào?

-Bệnh tim mạch và chứng đột quỵ: Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh tim, chứng tắc động mạch và đột quỵ có thể liên quan đến sự nhiễm trùng, sưng viêm do vi khuẩn ở miệng gây ra. Theo Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Về Răng và Sọ Mặt, thì người mắc bệnh nha chu thường dễ bị bệnh tim mạch hơn so với người thông thường.

-Mang thai và sinh nở: Bệnh nha chu liên quan đến việc sinh non và sinh con nhẹ cân.

-Bệnh viêm màng trong tim (Endocarditis): Xảy ra khi vi khuẩn hay vi trùng từ bộ phận khác của cơ thể, như miệng, theo máu đến tim, bám vào màng trong tim và gây bệnh.

-Tiểu đường: Sự liên đới giữa bệnh tiểu đường và nha chu đã được chứng minh rất nhiều trong các tài liệu. Khi bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm, họ có nhiều nguy cơ bị bệnh nha chu hơn. Thêm vào đó, bệnh nha chu có thể còn làm cho bệnh nhân tiểu đường càng khó ổn định mức đường glucose trong máu. Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày và sớm phát hiện bệnh nướu răng là điều thiết yếu đối với bệnh nhân tiểu đường.

-HIV/AIDS: Một căn bệnh thường tự thể hiện trước tiên trong miệng là HIV/AIDS. Các tổn thương và triệu chứng viêm nướu vốn thường được bắt gặp nhất. Chứng chảy máu tự phát thường phát hiện nơi các bệnh nhân HIV/AIDS, như bệnh nấm Candidiasis, một chứng bệnh truyền nhiễm có liên quan đến chức năng suy giảm khả năng miễn nhiễm

-Loãng xương: Loãng xương – chứng bệnh khiến xương yếu, giòn – có thể liên quan đến chứng mất xương hàm và mất răng.

-Alzheimer: Mất răng trước tuổi 35 có thể là nhân tố rủi ro báo hiệu bệnh Alzheimer về sau.

– Bệnh Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp: Vì các tác nhân truyền nhiễm gây ra các bệnh hô hấp được tìm thấy tập trung rất cao trong những người mắc bệnh nha chu, các bệnh hô hấp, chẳng hạn như bệnh viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể bị ảnh hưởng từ bệnh nha chu.

Bảo vệ sức khỏe nha khoa đúng cách:

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ mỗi ngày.

– Súc miệng hàng ngày.

– Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hạn chế ăn vặt giữa các bữa chính.

– Thay bàn chải đánh răng sau 3-4 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải mòn.

– Đến khám nha định kỳ 6 tháng/ lần

– Gặp bác sĩ nha khoa ngay khi các vấn đề răng miệng vừa xuất hiện.

Do đó, đầu tư chăm sóc sức khỏe nha khoacũng là đầu tư bảo vệ sức khỏe toàn diện của chính mỗi người. Từ hôm nay, hãy học cách bảo vệ, chăm sóc răng miệng đúng cách để có một tình trạng sức khỏe toàn thân lý tưởng.

(Nguồn: Sưu tầm)

Print
2327 Rate this article:
5.0

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top