Search
en-USvi-VN
Search

Nhiễm trùng đường tiết niệu và các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu

Thùy Linh Nguyễn

1. Thế nào nhiễm trùng đường tiết niệu?

                                                                                                   
    Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection - UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo. Hay gặp ở phụ nữ khi không biết cách vệ sinh, vệ sinh kém và các bạn nữ đã quan hệ tình dục thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhất. Các trường hợp người trưởng thành mắc bệnh này gặp ở người già và bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu.

2. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ là gì?


    Nhiễm trùng đường tiết niệu chính là nguyên nhân tại sao các bé gái thường được dặn dò phải chùi từ phía trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Đó là bởi niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài - nằm gần hậu môn. Vi khuẩn từ ruột già như E.coli có địa thế tuyệt hảo để tấn công niệu đạo từ hậu môn. Từ đó, chúng có thể đi du lịch ngược dòng lên bàng quang, và nếu sự nhiễm trùng không được điều trị, vi khuẩn sẽ tấn công hai quả thận. Phụ nữ dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu hơn bởi họ có niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi lên bàng quang nhanh hơn. Quan hệ tình dục cũng giúp đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.

3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu:

     Để nhận diện nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy để ý đến các triệu chứng sau:

  • Cảm giác rát buốt khi bạn đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên, thậm chí khi bạn chỉ rặn ra được một ít nước tiểu
  • Đau tức lưng hoặc bụng dưới
  • Cảm giác mệt mỏi hoặc run rẩy
  • Sốt hoặc rét run (Dấu hiệu có thể nhiễm trùng đã lan lên thận)

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đã mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy khám bác sĩ ngay. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của bạn để xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ kê kháng sinh để diệt kẻ xâm nhập. Người bệnh nên uống thuốc đúng theo liệu trình và uống thật nhiều nước để giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

4. Xét nghiệm cần làm khi bị nghi nhiễm trùng đường tiết niệu:

    4.1. Xét nghiệm phân tích nước tiểu thông thường
    Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân lấy nước tiểu để xét nghiệm thông thường vừa khảo sát sức khỏe tổng quát vừa kiểm tra tế bào bạch cầu, hồng cầu, vi khuẩn để đưa ra chẩn đoán về bệnh. 

    Thông thường các bác sĩ sẽ đánh giá mẫu bệnh phẩm nước tiểu qua 3 cách sau: 

  • Thị giác. 
  • Que nhúng.
  • Soi kính hiển vi. 

                                                                                                    

    4.2. Xét nghiệm cấy nước tiểu
           Xét nghiệm viêm đường tiết niệu cấy nước tiểu có mục đích tìm vi trùng trong mẫu bệnh bởi đây có thể là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiết niệu. Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không gồm: 

  • Kết quả nuôi cấy trên 103 CFU/mL bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán bị nhiễm trùng. 
  • Kết quả nuôi cấy từ 100 đến 100.000 thì cần phải thực hiện lại để đưa ra chẩn đoán. 

                                                                                                    

     4.3. Quan sát hình ảnh học của hệ tiết niệu
           Trường hợp bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu thường xuyên, viêm đường tiết niệu do nguyên nhân bất thường thì buộc phải siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng ổ bụng và tái dựng hình ảnh. Bác sĩ có thể dùng thuốc nhuộm tương phản để có thể quan sát cấu trúc bên trong rõ hơn. 

            Hình ảnh thu được có thể dùng trong điều trị. Vì căn cứ vào hình ảnh thư được, các bác sĩ sẽ phát hiện những biến chứng tổn thương do những lần trước đó và cân nhắc phương pháp phẫu thuật điều trị. 

      4.4. Nội soi bàng quang xác định bệnh lý
            Nội soi bàng quang sẽ kiểm tra toàn bộ niêm mạc đường tiểu dưới trong đó có bàng quang và niệu đạo. Bước kiểm tra này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu tái phát. 

            Ngoài ra bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm khác như phân tích tế bào máu, đo nồng độ protein C, phản ứng viêm, chuyển hóa thận, chụp X quang phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim….. 

5. Cách để phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu:

    Hãy tham khảo các mẹo sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Hãy đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu; đừng vội vàng mà hãy chắc chắn bàng quang đã cạn nước tiểu lúc đi vệ sinh

  • Chùi từ trước ra sau.
  • Uống nhiều nước.
  • Tắm bằng vòi hoa sen hay vì ngâm bồn.
  • Tránh xa các loại thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, thụt rửa có mùi thơm và các sản phẩm tắm có mùi thơm - chúng chỉ làm tăng kích ứng.
  • Vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu sau khi quan hệ để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào niệu đạo của bạn.
  • Nếu bạn sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su không có nhãn hoặc thạch diệt tinh trùng để tránh thai, hãy cân nhắc chuyển sang phương pháp khác. Màng ngăn âm đạo có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn, trong khi bao cao su và chất diệt tinh trùng không được kích thích có thể gây kích ứng. Tất cả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
Print
1916 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4454

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3631

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4447

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5173

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top