Search
en-USvi-VN
Search

Người Việt đã thực sự hiểu về Đông y hay chưa?

Thùy Linh Nguyễn

1. Bạn đã hiểu về Đông y?

Vì sao tôi lại đặt ra luận điểm này? Chúng ta đã nghe đến rất nhiều cụm từ “Đông y” nhưng trong số các bạn có ai hiểu rõ cũng như thực sự tìm hiểu Đông y là gì chưa? Tôi dám chắc nếu trong số 10 người thì chỉ có 3-4 người là thực sự tìm hiểu về nó, thậm chí là ít hơn.

Vậy, Đông y là gì? Có thể hiểu rằng Đông y là một thuật ngữ được sử dụng song song với Y học cổ truyền, nó được dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa. Và nhờ đó bạn có thể phân biệt với Tây y.

Đông y là thuật ngữ được dùng song song với Y học cổ truyền

Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa gồm: Âm Dương, Ngũ Hành. Chỉ khi Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh.

Nguyên tắc chữa bệnh của Đông y nhằm mục đích lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố này. Trong khi đó, Tây y lại dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh…

Ngoài lý luận Âm Dương, Ngũ Hành thì cơ sở lý luận Đông y còn gồm học thuyết Thiên nhiên hợp nhất, học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng.

Dù cho tạng tượng học Đông y có những điểm tương đồng với giải phẫu cũng như sinh lý học Tây y, nhưng các từ Hán Việt chỉ các tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận); phủ (vị, đởm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường) mà bạn vẫn biết trong Đông y nó không đồng nhất với các từ chỉ cơ quan theo giải phẫu Tây y gồm (tim, gan, lách, phổi, cật, dạ dày, mật…).

Sỡ dĩ có sự khác biệt này đó là do Đông y có một hệ thống lý luận khác so với Tây y. Do đó, nếu chia tách cơ thể thành những bộ phận khác nhau rạch ròi chỉ là một sự khiên cưỡng, bởi vì cơ thể là một thể thống nhất.

Bạn cần biết rằng, đối tượng chính của Đông y không phải là bệnh, cũng không phải “chỉ đâu đánh đó” mà là con người. Vì thế mà trong chữa trị bệnh Đông y có một phương châm cơ bản mà bất cứ ai học Đông y cũng không được phép quên đó là “lưu nhân trị bệnh”.

Tức là trước hết để trị bệnh bạn phải giữ lấy mạng sống của con người, sau đó mới nghĩ đến vấn đề khống chế cũng như tiêu trừ ổ bệnh. Đó chính là điểm khác của Đông y mà Tây y gần như không có.

Đông y cũng không phải một loại thuốc có thể điều trị được cho nhiều người mắc cùng một bệnh lý mà phải theo biểu hiện của từng người mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau. Cụ thể là theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị” – Phỏng theo bệnh tình cụ thể ở từng người bệnh.

Theo đó, dựa trên các triệu chứng lâm sàng thì trăm người mắc cùng một bệnh có thể được chữa hàng trăm phương thuốc khác nhau. Tính cá nhân hóa ở Đông y rất cao, đã được hình thành từ khi nền y học này được ra đời.

Nền Y học cổ truyền (Đông y) Việt Nam cũng đang thực hiện theo đúng lý luận triết lý của Đông y. Hiện nay, tại nước ta Đông y được áp dụng ngày một nhiều hơn, ngoài “đi” đơn độc thì nhiều cơ sở y tế còn ”đi hai chân” – Đông Tây y kết hợp. Với những hạn chế về nhiều tác dụng phụ của thuốc Tây y thì nhiều người đang dần quay về với Đông y.

Họ mong muốn được điều trị với những phương pháp an toàn và cụ thể hơn giúp họ có một sức khỏe tốt hơn. Thực tế, có những bệnh lý mà Đông y hoàn toàn có thể giải quyết được và ngược lại.

Trách nhiệm của người thầy thuốc chính là tư vấn kỹ lưỡng để người bệnh biết nên điều trị Tây y khi nào, Đông y khi nào với bệnh lý nào.

2. Những suy nghĩ sai lầm về Đông y 90% người Việt mắc phải

Như tôi đã nói ở phần trên, Đông y là một nền y học lâu đời, cổ xưa. Tuy nhiên, dù tồn tại lâu dài, theo dòng chảy lịch sử nhưng phần lớn người Việt mình vẫn có cái nhìn chưa đúng và rõ ràng về Đông y.

Tôi có thể nêu ra một số những quan niệm chưa đúng, hay nói đúng hơn là có phần sai lầm của người Việt về nền y học này đó là:

Nói đến Đông y là nghĩ ngay đến Trung Quốc

Sở dĩ có quan niệm sai lầm này đó chính là nền y học Trung Hoa phát triển rất lâu đời và nó vô cùng lớn mạnh. Theo đó, khi nói đến Đông y thì hầu hết mọi người nghĩ rằng nó xuất phát từ Trung Quốc chứ không thêm một đất nước nào khác.

Thế nhưng, thực tế là Đông y có nguồn gốc cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam xưa. Như phần định nghĩa về Đông y ở đầu bài viết tôi có đề cập đó là “Đông y là một thuật ngữ được sử dụng song song với Y học cổ truyền, nó được dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa”.

Người Việt đã thực sự hiểu về Đông y hay chưa là vấn đề tôi trăn trở

Một trong những người đặt nền móng cũng như ông tổ của Đông y nổi danh khắp các nước phương Đông đó là Hoa Đà – thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán, đầu đời Tam Quốc.

Tài y thuật của ông lúc đương thời khó ai sánh bằng. Trong lịch sử ông đã từng chữa trị cho Lữ Bố khi bị gãy chân, chữa đau đầu nhiều năm cho Tào Tháo hay chữa bệnh cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc…

Hiện nay, khi có những thầy thuốc Đông y giỏi, chữa khỏi nhiều bệnh khó người ta thường hay gọi họ là “Hoa Đà tái thế”. Chỉ sự tinh thông y thuật cũng như tài ba giống như ông tổ của Đông y.

Còn tại Việt Nam, những thầy thuốc được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam mà chúng ta không thể quên đó chính là: Lê Hữu Trác hay còn gọi với tên Hải Thượng Lãn Ông – nay còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh được xem là sách căn bản của Đông y Việt Nam.

Và Tuệ Tĩnh (Tuệ Tĩnh Thiền Sư) – một lang y sống ở cuối thời Trần. Hậu thế tôn ông là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Ông chính là tác giả của câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân” – thuốc nam dùng chữa bệnh cho người Nam.

Nhân đây tôi cũng nói rõ với bạn đọc đó là, thuốc Đông y chữa bệnh thông thường có hai loại thuốc Bắc và thuốc Nam. Có rất nhiều bệnh nhân tôi gặp không hề hiểu hai loại thuốc này như thế nào. Việc không hiểu cũng dễ khiến cho chúng ta có cái nhìn sai về thuốc Đông y.

Thuốc Bắc là những vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Hoa truyền sang. Nó được phát triển bởi các lương y người Việt.

Còn thuốc Nam, các vị thuốc này đều do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ của Việt Nam. Thông thường thuốc được dùng ở dạng sắc, bào chế đơn giản là phơi/ sấy khô, thành phần chủ yếu là cây cỏ, thảo dược.

Đông y không thực hiện được các ca cấp cứu

Rất nhiều người nghĩ rằng, Đông y không thể tiếp nhận và thực hiện những ca bệnh cấp cứu. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy.

Vì nếu nói về Đông y Việt Nam thì bạn có thể khẳng định như vậy vì chúng ta vẫn chưa có các loại thuốc chuyên cho cấp cứu một số bệnh lý. Thế nhưng Đông y của Trung Quốc lại hoàn toàn có thể tiếp nhận.

Tôi lấy ví dụ: Các bệnh viện Đông y bên Trung Quốc có thể thực hiện các ca cấp cứu tụt huyết áp, mất nước nhanh chóng, dễ dàng và rất hiệu quả. Bởi họ đã bào chế ra được các loại thuốc tiêm truyền trong trường hợp cấp cứu rất hiệu quả.

Bệnh viện Đông y của Trung Quốc có thể thực hiện ca cấp cứu mất nước nhanh chóng

Trong thời gian tôi đi học chương trình thạc sĩ tại Quảng Châu những năm 1995-1999, tôi có được biết Trung Quốc đã bào chế được các loại thuốc tiêm truyền. Đến nay, nền y học Trung Quốc ngày một phát triển thì tôi tin chắc họ hoàn toàn có thể đảm nhận được những trường hợp cấp cứu đúng chức năng của Đông y.

Thuốc Đông y không có tác dụng nhanh, cần điều trị lâu dài

Tôi thường nói với người bệnh của mình rằng, dùng thuốc Đông y cần phải kiên trì không được nóng vội nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn phải điều trị lâu dài. Không biết từ khi nào, chúng ta mặc định cứ dùng thuốc Đông y là phải điều trị lâu dài mới có hiệu quả.

Trên thực tế, không phải tất cả trường hợp bệnh điều trị thuốc Đông y cần thời gian lâu dài. Điều trị cần nhiều thời gian chỉ đúng với những bệnh cơ thể hư nhược, bệnh lâu năm, mãn tính. Có những trường hợp điều trị chỉ cần uống hết liệu trình thuốc, kiêng khem là đã đẩy lùi được bệnh.

Tôi lấy một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn dựa trên thực tế trị bệnh của tôi. Chẳng hạn trong thời kỳ thai sản, một số chứng bệnh Đông y điều trị rất nhanh để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con như nôn nghén nhiều hay chứng ố trở. Tùy vào nguyên nhân thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc khác nhau.

Hay như cảm cúm giai đoạn đầu thôi, bạn có thể chỉ cần cạo gió, dùng nước gừng là có thể khỏi bệnh. Còn rất nhiều bệnh khác dùng thuốc Đông y chữa trị mang về kết quả nhanh.

Có thể thấy rằng, từ trước đến nay dù chúng ta đã tiếp xúc với Đông y nhưng lại không hiểu đúng và rõ ràng. Chính những quan niệm chưa đúng này đã vô tình khiến cho Đông y “lép vế” trước Tây y.

Bác sĩ Hà hy vọng bài viết này có thể giúp bạn và phần lớn người Việt đang có cái nhìn chưa đúng về Đông y thêm hiểu hơn về nền y học cổ xưa này. Bởi con người thời hiện đại đang muốn trở về với thiên nhiên, tìm đến những cách chữa bệnh an toàn và đảm bảo. Và Đông y chính là cội nguồn, là phương pháp chăm sóc sức khỏe của chúng ta gần gũi và thân thiện nhất.

Print
1375 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4625

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3828

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4568

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5349

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top