Search
en-USvi-VN
Search

Mang thai bị đau răng kèm sốt phải làm thế nào?

Bác sỹ Trần Phượng

1. Liệu mang thai có thể gây đau răng?

Theo các chuyên gia, mang thai thực sự có khả năng dẫn đến một số vấn đề liên quan đến răng và nướu. Thông thường, chúng chủ yếu phát sinh do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng như như cầu canxi của thai nhi. Do đó, trong thời gian này, bạn có thể tránh xa bất kỳ vấn đề nha khoa nào nếu như bạn:

  • Hấp thụ canxi đầy đủ cho cả bạn và bé.
  • Giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
  • Đến gặp nha sĩ đúng định kỳ.

2. Bà bầu bị đau răng: nguyên nhân do đâu?

Khi phụ nữ mang thai, các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, khiến bạn gặp nhiều chứng bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thai nhi. Rất nhiều phụ nữ bị đau răng trong quá trình mang thai, có thể từ các nguyên nhân như:

Trào ngược dạ dày

Trong quá trình mang thai, ốm nghén đôi lúc là một trong những lý do khiến bạn gặp rắc rối về răng miệng khi mang thai. Khi axit từ dạ dày trào lên khoang miệng, nó có thể dẫn đến sâu răng và đau răng. Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau răng.

Nội tiết thay đổi

Các nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, tạo điều kiện cho việc vi khuẩn xâm nhập làm mẹ bầu dễ bị viêm lợi, tạo ra vấn đề răng và nướu. Tình trạng này khá phổ biến và các bà bầu thường xuyên gặp phải vấn đề răng miệng khi mang thai. Đó cũng là một trong các nguyên nhân chính làm cho bà bầu đau răng.

Chế độ ăn uống thay đổi

Khi mang thai, chế độ ăn uống phải thay đổi để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé. Bổ sung sữa hoặc thực phẩm chứa đường làm tăng nguy cơ khiến bạn bị đau răng.

Thiếu canxi cũng có thể khiến phụ nữ mang thai đau răng

Trong quãng thời gian bầu bí, nhu cầu canxi của cơ thể bạn sẽ tăng lên để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển. Do vậy, nếu không bổ sung đủ lượng canxi trong thai kỳ sẽ dẫn đến việc khử khoáng trên men răng. Từ đó gây ra hiện tương phụ nữ mang bầu bị đau răng.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Giai đoạn thai nhi lớn lên trong bụng dễ làm cho nướu và răng của bạn trở nên nhạy cảm. Làm cho bạn đánh răng không đúng cách như chải quá mạnh, ít chải răng hoặc chỉ súc miệng qua loa… Từ đó, làm tăng khả năng gặp vấn đề về răng miệng.

3. Những nguy hiểm khi bị đau răng trong quá trình mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu thấy răng bị đau nhức răng là dấu hiệu cảnh báo cho cơ thể mình đang mắc bệnh về răng miệng. Một số bệnh hay gặp như: như viêm lợi, viêm nha chu sẽ tiến triển rất nhanh, răng bị lung lay. Các dây chằng giữ răng sẽ bị phá hủy làm xương ổ răng bị tiêu biến, rụng răng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là những bệnh răng lợi bà bầu mắc phải ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa con còn nằm trong bụng mẹ.

ba-bau-dau-rang-phai-lam-sao

Đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến nướu phát sinh trong giai đoạn thai kỳ và mẹ bầu sinh non. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 100 phụ nữ mang thai mắc các bệnh nha chu mãn tính, có đến 18 mẹ bầu được báo cáo đã sinh non.

Nguy cơ lây truyền vi khuẩn sang con

Vi khuẩn gây sâu răng S.muntans có khả năng lây truyền bằng đường máu. Lây từ mẹ sang con ở các bà mẹ bị sâu răng trong thời kỳ mang thai, khiến bé sinh ra dễ dàng bị sâu răng. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ ở độ tuổi 4 tuổi rưỡi có mẹ bị sâu răng trong quá trình mang thai có số lượng răng sâu nhiều hơn những trẻ có mẹ không bị sâu răng.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bạn biết cách chữa đau răng cho bà bầu hoặc chăm sóc mẹ bầu đúng phương pháp trong giai đoạn này, tỷ lệ rủi ro sinh non có thể giảm đáng kể.

4. Áp dụng các mẹo chữa đau răng đơn giản

6 cách chữa đau nhức răng cho bà bầu không cần dùng đến thuốc

Súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm.

Sử dụng muối pha với nước ấm độ mặn vừa phải. Muối sẽ giúp khử trùng, sát khuẩn, giúp làm sạch vùng miệng tối đa, dứt cơn đau nhức răng. Súc miệng 2 lần sáng và tối khoảng 30 giây sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.

Suc-mieng-nuoc-muoi-chong-viem-giam-dau-rang-khi-mang-thai

Nước muối sát khuẩn, chống viêm

Sử dụng lá lốt hỗ trợ giảm đau răng khi mang thai

Là bà thuốc từ dân gian được ông cha ta truyền lại. Trong thân và lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là beta-caryophylen), còn rễ cây chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat. Cả 3 đều có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả.

la-lot-giam-dau-rang-khi-mang-bau

Sử dụng lá lốt theo 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng lá lốt giảm đau răng cho bà bầu

–          Lấy 1 nắm lá lốt đun hoặc giã cùng với một lít nước, cho vào thêm ít muối.

–         Sau khi nước nguội, gạn lấy nước rồi súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

Cách 2: Dùng rễ cây lá lốt giảm đau răng cho phụ nữ có thai

–         Sử dụng khoảng 20g rễ cây lá lốt, rửa thật sạch rồi đem giã nát với một ít muối hột, sau đó ép lấy nước.

–          Dùng tăm bông, hoặc bông gòn sạch thấm vào dung dịch vừa ép, sau đó thấm vào chỗ răng đau. Ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm.

–         Mỗi ngày làm khoảng 3-4 lần, trong 2 ngày sẽ giảm tình trạng đau răng rõ rệt. Đây là bài thuốc rất hữu hiệu giảm đau răng cho khi mang thai theo kinh nghiệm dân gian.

Sử dụng tỏi tươi chữa đau răng cho bà bầu

Trong tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allincin, glucongen và fitonxit có công dụng diệt khuẩn và sát trùng hiệu quả. Lấy vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ răng đau trong khoảng 10 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày các mẹ sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại. Và các bà bầu sẽ không còn lỗi lo bị đau răng khi mang thai nữa.

Phụ nữ mang thai bị đau răng có thể dùng gừng để giảm đau

Cũng như tỏi, gừng cũng là một trong số những bài thuốc dùng để chữa trị đau răng. Trong gừng có chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain, đây là một loại thuốc giảm đau rất hữu hiệu.

Gung-tri-dau-rang-khi-mang-thai

Có thể kết hợp các gừng và tỏi để trị đau răng một cách hiệu quả hơn. Lấy vài tép tỏi khô bóc vỏ giã nát cùng vài hạt muối trắng. Gừng cũng cạo sạch vỏ và giã nát. Tiếp theo, trộn cả 2 lại và đắp lên vùng răng đang bị đau từ 5-10 phút. Mỗi ngày kiên trì thực hiện vài lần sẽ thấy những chỗ đau răng được giảm đi đáng kể. Với việc bị đau răng khi mang thai, các bà bầu có thẻ yên tâm sử dụng biện pháp này.

Cây đinh hương

Trong đinh hương có chứa eugenol, đây là chất gây tê tự nhiên rất mạnh giúp giảm đau hiệu quả, ngoài ra còn có tính sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Đinh hương an toàn với bà bầu, không gây tác dụng phụ. Dùng 1,2 nhánh đinh hướng ép và nghiến chặt ở giữa răng để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau trong khoảng 1 giờ, các mẹ sẽ thấy cơn đau được giảm xuống hẳn

Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Một cách chữa đau răng cho bà bầu phổ biến khác là sử dụng nhiệt. Một chiếc khăn ấm hoặc túi chườm lạnh áp lên khu vực đau nhức có thể xoa dịu sự khó chịu này.

5. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đau răng?

Tuy đã nắm rõ cách chữa đau răng cho bà bầu, nhưng phần lớn phụ nữ mang thai đều muốn ngăn chặn tình huống này trước khi nó phát sinh.

Để phòng ngừa cơn đau răng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên lưu ý các vấn đề như:

5.1. Bổ sung canxi và vitamin D

bổ sung canxi cho răng chắc khỏe

Vitamin D đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai.

Trong giai đoạn thai kỳ, không chỉ bạn mà cả đứa trẻ đang phát triển từng ngày trong bụng bạn cũng cần canxi để hình thành xương và răng. Do đó, bạn đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé, chẳng hạn như:

  • Phô mai
  • Ngũ cốc
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
  • Một số loại hải sản như cua, cá…

Ngoài việc chú trọng tăng cường canxi, mẹ bầu còn cần lưu ý đến vitamin D. Sự thiếu hụt loại vitamin này có khả năng khiến cơ thể khó hấp thụ canxi hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những nhóm thực phẩm như sau:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá thu…
  • Trứng
  • Phô mai
  • Bơ thực vật

5.2. Một số lưu ý khi đánh răng

Khi đang mang thai, bạn sẽ cần lưu ý một số điều trong quá trình đánh răng để giảm thiểu nguy cơ phát sinh của bất kỳ vấn đề răng miệng nào, bao gồm:

  • Đánh răng chậm rãi và nhẹ nhàng.
  • Sử dụng bàn chải có đầu nhỏ hoặc bàn chải dành cho bé.
  • Nếu việc đánh răng khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hãy cố gắng vượt qua bằng cách hướng sự tập trung của bản thân đến việc khác, thay vì ngưng đánh răng.

5.3. Chăm sóc răng miệng trước khi mang thai

Nếu bạn có dự tính mang thai, bên cạnh các biện pháp bảo vệ sức khỏe tổng thể khác, bạn cũng sẽ cần chú ý đến sức khỏe răng miệng. Các chuyên gia có một số lời khuyên cho bạn về vấn đề chăm sóc răng miệng trước khi mang thai, gồm:

  • Đi khám răng thường xuyên để có thể biết cách chăm sóc mọi vấn đề nha khoa.
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn kẹt lại trong các kẽ răng thay vì dùng tăm để xỉa.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bác sĩ luôn khuyến khích phụ nữ trước khi mang thai nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp vấn đề sức khỏe phát sinh, bạn hãy cố gắng sắp xếp công việc để đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể.

Print
4622 Rate this article:
4.7

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4454

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3631

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4447

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5173

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top