Search
en-USvi-VN
Search

Lupus ban đỏ hệ thống- căn bệnh nguy hiểm ít được biết đến

Thùy Linh Nguyễn

     Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn. Bệnh có biểu hiện và gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus có thể đe dọa tính mạng. Vậy lupus ban đỏ hệ thống là gì và nguyên nhân, triệu chứng ra sao?

     1: Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì?

     Lupus ban đỏ hệ thống thường được gọi đơn giản là bệnh lupus, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1845 bởi Hebra. Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ở người mắc lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan.

     Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh đa hệ thống nặng, nghiêm trọng, bệnh của mô liên kết và mạch máu, biểu hiện lâm sàng thường gặp là sốt (90%) , ban da (85%) ,viêm khớp và tổn thương thận, tim, phổi.

     Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh đa hệ thống, bệnh chất tạo keo, bệnh của mô liên kết, bệnh tự miễn, căn nguyên chưa rõ, có cơ chế miễn dịch, có các tự kháng thể (kháng thể kháng nhân-ANA).

     Tỉ lệ mắc bệnh trong cộng đồng 40-50/100.000 dân. Bệnh có tỉ lệ ở nữ/nam = 10/1 ,8/1.

     Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh mãn tính với các giai đoạn nghiêm trọng xen kẽ với các giai đoạn nhẹ. Hầu hết người bệnh có thể sống bình thường cùng với việc điều trị.

     2: Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống?

     Lupus là một bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Vậy lupus ban đỏ có lây không? Câu trả lời là không.

     Thực tế, các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác kích hoạt bệnh. Nhiễm virus, sử dụng các thuốc mạnh, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, dậy thì, sinh con và mãn kinh có thể gây ra tình trạng này.

     Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu.

     Có một số giả thiết tạm chấp nhận là lupus ban đỏ hệ thống là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố.

     Trong đó, có một số yếu tố có vai trò nổi bật hơn hẳn như:

  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường
  • Môi trường: Do các tác nhân nhiễm khuẩn, tiếp xúc với các loại hóa chất, ánh nắng mặt trời
  • Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở giới nữ trong độ tuổi sinh sản,... Ngoài ra, một số thuốc như hydralazine, procainamide, isoniazid, sulfonamide, phenytoin, penicillamine có thể gây bệnh giống như lupus nên dễ chẩn đoán nhầm với lupus thực sự. Đồng thời, các thuốc tránh thai cũng đã được ghi nhận là có vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.

     3: Đâu là triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ?

     Do là một bệnh hệ thống, lupus có biểu hiện hầu hết các cơ quan. Đồng thời, các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm.

  • Da: Đây là triệu chứng thường dễ nhận thấy nhất. Có đến 3/4 số bệnh nhân tự thấy các ban đỏ nổi bất thường trên da. Trong đó, hồng ban có dạng hình cánh bướm ở mặt là một dấu hiệu rất đặc trưng của lupus. Ngoài ra, thương tổn trên da còn gặp ở những vùng hở khác như cổ, bàn tay,... Các tổn thương này nhìn chung rất nhạy cảm với ánh nắng. Nếu tiến triển lâu dài, sang thương có thể bị teo đi ở phần giữa, do đó, còn gọi là “Hồng ban dạng đĩa”. Một số thương tổn có thể quá sản phì đại. Bên cạnh đó, tổn thương da do lupus còn có dạng các bọng nước, dát xuất huyết. Niêm mạc trong miệng, vùng hầu họng dễ lở loét nhưng không đau. Tóc vàng, dễ gãy và rụng nhiều. 
  • Tim: bệnh nhân có thể biểu hiện đau ngực, khó thở giống viêm cơ tim , màng tim. Đôi khi bệnh đã diễn tiến nặng, gây suy tim.
  • Phổi: Triệu chứng của viêm phổi, viêm màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.
  • Khớp: Viêm khớp là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho bệnh nhân khó vận động và đi lại.
  • Máu: Đa số người bệnh đều có thiếu máu từ mức độ nhẹ đến nặng với biểu hiện da xanh, niêm nhạt, môi tái, hạn chế khả năng gắng sức. Xét nghiệm huyết đồ thấy có thể giảm cả ba dòng tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
  • Thận: Viêm thận do lupus là một chẩn đoán thường gặp trong nhóm bệnh lý viêm thận tự miễn. Người bệnh đến khám có thể do tiểu đục, tiểu máu, phù toàn thân, tăng huyết áp. Xét nghiệm nước tiểu thấy bất thường và đôi khi có thể cần xác chẩn bằng sinh thiết thận.
  • Tâm thần kinh: Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, giảm tri giác, mất trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội hay co giật toàn thân. Các triệu chứng tâm thần kinh có thể nặng thêm trong trường hợp dùng corticoid liều cao và kéo dài.

     4: Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ như thế nào?

     Bác sĩ sẽ khám sức khỏe để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh lupus, bao gồm:

  • Phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Loét niêm mạc có thể xảy ra trong miệng hoặc mũi
  • Viêm khớp, sưng hoặc đau khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, đầu gối và cổ tay
  • Rụng tóc
  • Tóc mỏng
  • Dấu hiệu liên quan đến tim hoặc phổi, chẳng hạn như tiếng thổi ở tim hoặc nhịp tim không đều

     Không có xét nghiệm đơn lẻ nào giúp chẩn đoán lupus, nhưng chúng có thể giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán, gồm:

  • Xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm kháng thể và công thức máu toàn bộ
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp X-quang ngực

     5: Cách phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ hệ thống

     Lupus ban đỏ không có biện pháp điều trị, tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau có thể kiểm soát các triệu chứng. Nhưng việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa phù hợp là điều quan trọng và cần thiết để ngăn chặn các đợt bùng phát của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

     Để phòng ngừa lupus ban đỏ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:

     Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

     Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ, bao gồm mệt mỏi và đau khớp. Dựa theo một số nghiên cứu, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời được xem là một tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ.

     Không phải tất cả người bệnh lupus ban đỏ đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều phát triển tình trạng này. Do đó, đối với người nhạy cảm với tia UV (tia cực tím) việc tránh nắng có thể hỗ trợ phòng ngừa bùng phát các triệu chứng.

     Nếu cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, người bệnh nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Ngoài ra, mặc quần áo che kín cơ thể cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa lupus ban đỏ.

     Tránh sử dụng một số thuốc

     Sử dụng một số loại thuốc có thể góp phần dẫn đến bệnh lupus ban đỏ. Các loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ melatonin hoặc có tác dụng tương tự như melatonin;
  • Các loại thuốc kháng sinh như Bactrim hoặc Septra.

     Theo các nghiên cứu, có ít nhất 80 loại thuốc có thể gây bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó, người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc mới để tránh các rủi ro không mong muốn

     Tránh các chất độc hại

     Một số chất độc được tìm thấy trong thuốc lá, rượu và một số hóa chất công nghiệp có thể kích hoạt các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tránh tiếp xúc với các chất độc này để phòng ngừa nguy cơ bùng phát bệnh.

     Quản lý cảm xúc

     Lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, do đó quản lý căng thẳng là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ bùng phát các triệu chứng.

     Điều chỉnh chế độ ăn uống

     Đối với các bệnh lý tự miễn dịch, chẳng hạn như lupus ban đỏ, việc tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch có thể gây kích ứng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

     Mặc dù có rất ít nghiên cứu về chế độ ăn uống trong việc phòng ngừa lupus ban đỏ, tuy nhiên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Tăng cường lượng cá béo: Cá béo có chứa nhiều omega 3, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, có thể hỗ trợ chống viêm và phòng ngừa đột quỵ liên quan đến lupus ban đỏ.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa ít béo, phô mai, sữa chua, đậu hũ, các loại đậu, rau lá xanh đậm, chẳng hạn như rau bina và bông cải xanh.
  • Hạn chế các chất béo chuyển hóa: Các chất béo chuyển hóa có thể khiến các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát nghiêm trọng. Do đó,người bệnh nên hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa và thay thế bằng các chất béo lành mạnh, chẳng hạn như bơ, dầu hạt cải hoặc các loại hạt.
  • Tránh tiêu thụ tỏi: Tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates, có thể gây bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ. Người bệnh lupus tiêu thụ tỏi cũng có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau cơ, mệt mỏi và có những thay đổi về xét nghiệm máu.
  • Muối: Ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây tổn thương thận. Lupus ban đỏ khiến người bệnh có nguy cơ bệnh tim cao hơn những người khác, do đó người bệnh nên tránh tiêu thụ quá nhiều muối. Để tăng cường hương vị, người bệnh có thể thay thế muối với chanh, các loại thảo mộc, tiêu, bột nghệ hoặc quế.

     Thường xuyên tập thể dục

     Thường xuyên tập thể dục có thể tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế tình trạng mệt mỏi, viêm khớp và hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát. Tập thể dục cũng có thể tăng cường tính linh hoạt của xương khớp, tăng cường phạm vi chuyển động và hỗ trợ các khớp tốt hơn.

     Các bài tập thể dục được khuyến cáo để phòng ngừa lupus ban đỏ bao gồm:

  • Các bài tập giãn cơ, kéo căng có thể giảm độ cứng khớp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến hệ thống xương khớp;
  • Các bài tập tăng cường sức mạnh, chẳng hạn như nâng tạ, có thể giúp cơ bắp trở nên khỏe mạnh hơn;
  • Các bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như đạp xe đạp, thể dục nhịp điệu dưới nước, có thể tăng cường sức khỏe tim và phổi.

     Các bài tập nâng cao nhận thức và tăng cường sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền, có thể hỗ trợ khả năng cân bằng và kiểm soát tình trạng lupus ban đỏ.

     Thường xuyên tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, duy trì hoạt động của khớp, tăng tính linh hoạt và hỗ trợ phòng ngừa lupus ban đỏ hiệu quả. Ngoài ra, vận động phù hợp cũng có thể giảm căng thẳng, một nguy cơ bùng phát lupus ban đỏ.

     Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng

     Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn do đó nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh thường cao hơn. Nhiễm trùng có thể khiến các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát.

     Do đó, người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng thông qua một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và thường xuyên tập thể dục;
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tiêu thụ đồ ăn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ;
  • Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và một số loại hạt;
  • Rửa tay, trái cây và rau xanh sạch sẽ trước khi ăn;
  • Tiêm phòng và tắm cho thú cưng thường xuyên. Ngoài ra, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với thú cưng, đặc biệt là trước khi ăn.

      Không hút thuốc lá

     Thuốc lá được cho là nguyên nhân gây bùng phát nhiều bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ. Ngoài ra, thuốc lá cũng gây tác động tiêu cực đến hệ thống tim mạch và mạch máu.

     ( Nguồn sưu tầm)

          *****************************

Liên hệ :

🧑🏻‍🔬 Phòng khám Đa khoa AGAPE 👨🏻‍🔬

🏥 Hotile: 0869565868

🚑 Địa chỉ: 382 Hồ Tùng Mậu - Phú Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

 

Print
2082 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4628

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3829

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4571

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5350

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top