Search
en-USvi-VN
Search

Khi nào cần chụp X-quang cột sống? Chụp X-quang cột sống giúp chẩn đoán bệnh gì?

Thùy Linh Nguyễn

1. Chụp X quang cột sống là gì?

    - Chụp X quang cột sống là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X, được phát ra từ máy chụp X quang, có khả năng xuyên qua các vật cản, chiếu xuyên qua bộ phận của cơ thể tạo hình ảnh cột sống trên phim. Thông qua các hình ảnh từ phim chụp cột sống, giúp ích cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.

    - Tùy từng bộ phận cột sống trên cơ thể (cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng, xương cùng, xương cụt) khi có chỉ định chụp x quang tại vị trí nào, bác sĩ sẽ di chuyển máy chụp x quang tới vị trí đó và tiến hành chụp.

    - Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh, dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm phóng xạ X nếu người bệnh không được chỉ định chụp khi thực sự cần thiết.

2. Các phương pháp chụp X quang cột sống

    - Chụp X quang từng vùng của cột sống trên hai bình diện thẳng và nghiêng: Chụp X quang cột sống cổ, X quang cột sống thắt lưng,...
    - Chụp cột sống các tư thế đặc biệt như: Chụp đốt sống C1, C2 tư thế thẳng, há miệng; Chụp cột sống chếch 3/4 để phát hiện các biến đổi của lỗ liên hợp.
    - Chụp tủy cản quang để phát hiện sự hẹp tắc của ống tuỷ (đặc biệt do u tuỷ). Chụp bao rễ thần kinh (đặc biệt là do thoát vị đĩa đệm đoạn cột sống thắt lưng).
    - Chụp cắt lớp vi tính – Chụp cộng hưởng từ: là phương pháp hiện nay được coi là có giá trị nhất trong lĩnh vực tạo hình ảnh y học ở cột sống và tuỷ sống. Được chỉ định trong những trường hợp nghi u tuỷ, thoát vị đĩa đệm.

                                                                                                  

                                                                                                                                 X-quang đốt sống C1-C2

3. Khi nào cần chụp X quang cột sống thắt lưng

    Cột sống thắt lưng có chức năng giúp cơ thể vận động linh hoạt, bảo vệ đường ống tuỷ sống và liên kết với các xương sườn tạo thành một bộ khung vững chắc, có chức năng che chắn bảo vệ toàn bộ nội tạng phía bên trong

    Các trường hợp đau cột sống thắt lưng không rõ nguyên nhân hay các chấn thương do tai nạn tại vùng cột sống thắt lưng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định chụp x quang để chẩn đoán tổn thương tại cột sống thắt lưng. Có thể kể đến một số tổn thương như:

  • Nứt hoặc gãy cột sống
  • Có khối u nang, u ở xương
  • Vẹo cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hoá đốt sống lưng
  • Có gai xương nhỏ ở cột sống
  • Trật khớp ở mức độ nhẹ
  • U tuỷ sống
  • Bệnh lao cột sống

                                                                                        

                                                                                                          Một số tư thế sai gây nguy cơ mắc các tổn thương cột sống

    X quang cột sống thắt lưng là phương pháp chẩn đoán quan trọng, giúp điều trị các tổn thương liên quan đến cột sống. Phương Đông là đơn vị cung cấp máy chụp x quang đến từ hãng sản xuất Allengers, Carestream giúp cho ra hình ảnh x quang cột sống thắt lưng chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

4. Chụp X quang cột sống có thể phát hiện những bệnh gì?

    4.1. Dị dạng cột sống được phát hiện nhờ chụp X quang cột sống
          Cột sống bình thường sẽ có đường cong sinh lý nhất định, vì một lý do nào đó cột sống bị dị dạng. Việc chụp X quang có thể giúp phát hiện và đánh giá tình trạng dị dạng cột sống để từ đó biện pháp can thiệp, điều trị sao cho hiệu quả. Một số dị dạng cột sống có thể phát hiện khi chụp x quang là:

          – Dị dạng cột sống do rối loạn chuyển tiếp: sự thay đổi số lượng đốt sống từng vùng (bình thường có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 3-4 đốt sống cụt) có thể gây chèn ép dây thần kinh gây tình trạng đau, nhức mỏi.

          – Gai đôi, hở eo: hở eo dễ gây tình trạng trượt đốt sống, một động tác nhẹ có thể dẫn tới chấn thương cột sống.

          – Dính hai thân đốt sống bẩm sinh: hai thân đốt sống dính với nhau ở cả khe đĩa đệm và cả phần cung sau.

          – Cong, vẹo cột sống: cột sống bị lệch khỏi trục, một số đốt bị xoay khỏi trục kèm theo biến dạng thân đốt.

          – Gù cột sống: cột sống bị lồi ra sau gây gù do thân đốt biến dạng kiểu hình chêm.

          – Tồn tại điểm cốt hóa góc trước đốt sống lưng: quá trình cốt hóa không hoàn chỉnh, khiến điểm cốt hóa tồn tại như một mảnh xương nhỏ tách khỏi góc trước chân đốt sống.

    4.2 Thoái hóa cột sống
          Tuổi tác, thói quen sinh hoạt khiến cột sống bị thoái hóa làm cho đĩa đệm căng phồng, lồi ra, dây chằng đốt sống bị kéo dãn làm xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ, thậm chí có thể đau dữ dội, khiến người bệnh mệt mỏi.

    4.3 Thoát vị đĩa đệm
          Chất nhầy của đĩa đệm qua lỗ rách của vòng xơ thoát ra ngoài chèn ép vào ống tủy và rễ thần kinh gây đau, nhức mỏi, có thể làm tổn thương tủy sống.

    4.4 Chấn thương cột sống
          Tai nạn trong khi tham gia giao thông, khi làm việc, sinh hoạt có thể gây tổn thương cột sống như vỡ thân đốt sống, trượt thân đốt sống, xẹp thân đốt sống,… Bên cạnh đó, chụp X quang có thể đánh giá các tổn thương bệnh lý cột sống như biến đổi đường cong sinh lý, thay đổi hình thái khe đĩa đệm,…

    4.5 Lao cột sống được phát hiện nhờ chụp X quang cột sống
          Hình ảnh chụp X quang có thể phát hiện bệnh lao cột sống, thường gặp ở các đốt sống DIX – DX, LI – LII và có thể thấy hình ảnh ổ áp xe lạnh.

    4.6 Viêm cột sống dính khớp
          Viêm cột sống dính khớp lan tỏa, giai đoạn đầu khi chụp X quang có thể thấy tổn thương ở cột sống và khớp cùng chậu, giai đoạn sau các khớp khác cũng bị dính như khớp hang.

    4.7 U tủy sống
          Khi chụp tủy sống bằng thuốc cản quang có thể thấy cột thuốc cản quang bị tắc hoàn toàn, có hình “đáy chén”, hình “càng cua”. Tuy nhiên, chụp X quang u tủy sống cho kết quả không chính xác bằng chụp MRI vì khi chụp cộng hưởng từ MRI có thể cho hình ảnh trực tiếp u tủy về kích thước cũng như vị trí, đồng thời thấy sự liên quan giữa u tủy, màng não tủy và các rễ thần kinh.

Print
1039 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4470

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3648

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4458

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5187

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top