Search
en-USvi-VN
Search

Khái quát về bệnh Gout và các xét nghiệm chẩn đoán Gout

Thùy Linh Nguyễn

                                                                                           

I. Khái quát về bệnh Gout:

    Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

    Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Xét nghiệm Gout là xét nghiệm kiểm tra các loại acid có trong máu và nước tiểu để phát hiện sự bất thường từ đó chẩn đoán, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Kết hợp với các xét nghiệm khác tiến hành kiểm tra mức độ chuyển biến  và các biến chứng của  bệnh lý. 

II. Những lưu ý khi tiến hành xét nghiệm Gout
 

     Trước khi tiến hành xét nghiệm gout, người bệnh cần: 

  • Trong vòng 4 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm không nên ăn bất kỳ thứ gì.
  • Không sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng mà bác sĩ không chỉ định.
  • Không uống rượu, bia, các đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá,...
  • Hạn chế ăn uống thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo, nhiều đạm,... 
  • Tránh ăn các thực phẩm có nhiều đường, bánh kẹo ngọt,...
  • Nếu đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, cần hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Uống đủ nước, nghỉ ngơi, tạo tinh thần thoải mái

III. Các loại xét nghiệm Gout cơ bản 

     Xét nghiệm Gout gồm 4 xét nghiệm cơ bản sau: xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu (UA), xét nghiệm UA niệu 24 giờ, xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm chức năng thận. 

     1. Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu (UA)
         Xét nghiệm này dùng để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu bệnh nhân, đây là xét nghiệm chẩn đoán tình trạng bệnh lý, dựa vào kết quả xét nghiệm này, bác sĩ đưa ra các  phương pháp điều trị tiếp theo. Có đến khoảng 40% bệnh nhân bị Gout, trong lần xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu lần đầu tiên cho kết quả bình thường. Vì vậy, xét nghiệm này cần thực hiện nhiều lần để đảm bảo kết quả chính xác. 

                                                                                                           

      2. Xét nghiệm UA niệu 24 giờ
          Xét nghiệm này được chỉ định sau khi người bệnh thăm khám lâm sàng, nghi ngờ có khả năng mắc Bệnh Gout cao. Xét nghiệm này giúp theo dõi tốc độ đào thải acid uric qua đường tiểu, nhằm chẩn đoán nguyên nhân của nồng độ acid uric trong máu cao là do sản xuất nhiều hay do bài tiết kém, từ đó có các phương pháp điều trị thích hợp. 

                                                                                                           

      3. Xét nghiệm dịch khớp
          Xét nghiệm dịch khớp giúp kiểm tra tình trạng tổn thương của các khớp, được chỉ định đối với các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh Gout hoặc những bệnh nhân mắc Gout lâu năm, chọc hút dịch khớp tại các khớp đau nhức kiểm tra sự xuất hiện của tinh thể urat, từ đó đánh giá được mức độ của bệnh lý, đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời. 

                                                                                                          

      4. Xét nghiệm chức năng thận
          Xét nghiệm chức năng thận dùng trong theo dõi biến chứng của bệnh Gout đối với thận, được chỉ định đối với bệnh nhân mắc bệnh gout lâu năm, nhằm đánh giá mức độ và tiến triển của bệnh lý. 

         Các phương pháp xét nghiệm gout được kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như: chụp X- quang, CT các khớp, siêu âm,... để kết quả đảm bảo chính xác nhất. 

IV. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm Gout

      Đối với người bình thường lượng nồng độ acid uric có trong máu như sau:

  • Nam giới: 210 - 420 μmol/L.
  •  Nữ giới: 150 - 350 μmol/L.

      Đối với người bình thường nồng độ acid uric có trong nước tiểu là 2,2 - 5,5 nmol/L/24h.

      Trường hợp kết quả xét nghiệm acid uric cao hơn bình thường cho thấy cơ thể đang tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận đang đào thải không đúng cách.

Sau khi thực hiện xét nghiệm xác định nồng độ acid uric có trong máu và nước tiểu, kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ  dưới 10 mg/mL thì bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp. Giảm bớt đi lượng purine nạp vào trong cơ thể là cách tốt nhất.

V. Phòng ngừa bệnh Gout:

                                                                                                   

     Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, ...
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:
  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …
  • Thay thế dùng đường tinh bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
  • Không uống cà phê, trà, nước uống có gas

   

Print
2261 Rate this article:
5.0

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top