Search
en-USvi-VN
Search

Khương Hoạt

Thùy Linh Nguyễn

1. Đặc điểm 

khương hoạt dược liệu

Dược liệu khương hoạt là thân rễ (phần nằm dưới đất) là rễ của cây khương hoạt – Notopterygium incisium Ting. Khương hoạt là loài thực vật sống lâu năm, chiều cao chỉ khoảng 50 – 100cm. Cây không phân nhánh, toàn cây có mùi thơm rất đặc trưng, thân có màu xanh nhưng phía thân dưới có hơi ngả màu tím.
Lá hình kép lông chim, mọc so le, phiến lá chia thùy và xung quanh có mép răng cưa. Những lá ở dưới có cuống phát triển thành bẹ ôm lấy thân, mặt dưới màu xanh nhạt, mặt trên màu tím.
Hoa mọc thành tán, màu trắng và kích thước nhỏ. Quả màu nâu đen và có hình thoi dẹt, lưng và hai mép phát triển thành rìa. Phần thân rễ có đốt, thô và kích thước to.

2. Bộ phận dùng

Rễ và thân rễ – phần nằm ở dưới lòng đất.

3. Phân bố

Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, nhiều nhất ở Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên. Loài thực vật này đã được di thực vào nước ta nhưng chưa được trồng rộng rãi.

4. Thu hái – sơ chế

Khương Hoạt - Công Dụng, Đặc điểm Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng - Báo Khuyến  Nông

Thu hái thân rễ và rễ vào mùa thu. Chỉ chọn thứ rễ khô, to, đầu cứng và thịt nâu đậm. Sau khi đào rễ lên, cắt bỏ các rễ con, sau đó sấy hoặc phơi khô dùng dần. Hoặc có thể tẩm nước cho mềm, sau đó thái thành phiến mỏng rồi đem phơi khô.

Dược liệu được chia thành 2 loại:

  • Điều khương: Là rễ của cây, hình trụ tròn, đường kính khoảng 0.3 – 1.6cm, dài 3.3 – 16.6cm. Chất xốp, dễ bẻ gãy và giòn. Dược liệu có mùi thơm thoang thoảng.

  • Tằm khương: Là phần thân rễ nằm ở dưới đất của cây khương hoạt. Dược liệu có tên là tằm khương vì có hình dạng như con tằm, đường kính khoảng 0.5 – 2cm, dài 3.2 – 10cm. Có mùi thơm rõ rệt và đặc biệt.

5. Bảo quản

Tránh để dược liệu ở nơi nóng ẩm, bảo quản ở chỗ thoáng mát và khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Dược liệu chứa thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm Angelical, Cinidilin, Bergapten, Isoimperatorin, 5-Hydroxy-8, Demethylfuropinnarin, Marmesin, Columbiananine, Phenethylferulate, Dodakenetin,…

7. Tính vị: Vị đắng, the, cay, tính ôn, mùi thơm hắc và không chứa độc.
    Quy kinh: Quy vào kinh Thận, Bàng quang và Can.

8. Tác dụng

– Theo Đông Y:

  • Công dụng: Giải biểu, thắng thấp, phát hãn, trừ phong, thông kinh hoạt lạc, khứ hàn, dẫn khí vào mạch Đốc và kinh Thái dương.

  • Chủ trị: Cảm phong hàn, đau nhức do phong thấp, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Rượu chiết xuất từ dược liệu có nồng độ 1/50000 có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao.

9. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng dược liệu ở dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Liều dùng từ 4 – 12g/ ngày.

10. Bài thuốc

- Bài thuốc chữa đau nhức và tê mỏi các khớp xương


            Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì?

  • Chuẩn bị: Tùng tiết, độc hoạt và khương hoạt bằng lượng nhau.

  • Thực hiện: Đem các vị cho vào chảo, sau đó thêm rượu vào, nấu sơ qua và ngâm trong vài giờ. Chia dịch rượu thành nhiều lần uống, nên dùng khi đói.

- Bài thuốc trị sản hậu bị trúng phong khiến chân tay co quắp và khó nói

  • Chuẩn bị: Khương hoạt 120g.

  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 20g thuốc bột sắc với 1 chén rượu và 1 chén nước, đem sắc còn lại khoảng 1 chén và dùng uống.

- Bài thuốc trị sản hậu bị sa tử cung

  • Chuẩn bị: Khương hoạt 80g.

  • Thực hiện: Cho rượu và nước vào, sắc uống.

- Bài thuốc trị sa con ngươi (mắt)

  • Chuẩn bị: Khương hoạt.

  • Thực hiện: Dùng sắc uống, khoảng 3 – 5 chén là khỏi.

- Bài thuốc chữa chứng phù thũng ở phụ nữ mang thai

  • Chuẩn bị: La bặc tử và khương hoạt, các vị bằng lượng nhau,

  • Thực hiện: Đem các vị sao cho thơm, sau đó đem thành bột mịn. Mỗi lần dùng 68g uống với rượu, ngày thứ nhất uống 1 lần, sau đó cứ tăng lên 1 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

- Bài thuốc trị trúng phong khiến cổ đau không thể ăn uống, cấm khẩu

  • Chuẩn bị: Ngưu bồn tử 80g và khương hoạt 120g.

  • Thực hiện: Đem sắc với 1 chén nước, sau đó cho thêm 1 ít đường phèn và đổ trực tiếp vào cổ họng.

- Bài thuốc trị chứng đau bụng do phong ở sản hậu

  • Chuẩn bị: Khương hoạt 80g.

  • Thực hiện: Thêm rượu và nước vào, sắc uống ngày 1 thang.

- Bài thuốc trị chứng phù thũng ở phụ nữ mang thai

  • Chuẩn bị: La bặc tử và khương hoạt.

  • Thực hiện: Đem sao cho thơm, sau đó bỏ la bặc tử chỉ lấy mỗi khương hoạt. Dùng dược liệu tán bột, mỗi lần dùng 8g uống với rượu hâm nóng. Ngày thứ nhất dùng 1 lần, sau đó cứ tăng lên 1 lần/ ngày.

- Bài thuốc trị thương hàn, thái dương đầu đau


             Đau Đầu Ở Thái Dương Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

  • Chuẩn bị: Hồng đậu, phòng phong và khương hoạt các vị bằng lượng nhau.

  • Thực hiện: Đem các vị tán nhuyễn, sau đó dùng 1 ít thổi vào mũi.

- Bài thuốc trị chân tay co quắp

  • Chuẩn bị: Khương hoạt.

  • Thực hiện: Đem các vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với rượu.

- Bài thuốc giúp thanh nhiệt và giải cơ

  • Chuẩn bị: Cát căn 8 – 16g, khương hoạt 4 – 6g, bạch thược 4 – 12g, hoàng cầm 4 – 12g, sài hồ 6 – 12g, cam thảo 2 – 4g, bạch chỉ 4 – 6g, cát cánh 4 – 12g, thạch cao 8 – 12g (đem sắc trước).

  • Thực hiện: Đem sắc uống.

- Bài thuốc trị chứng cảm mạo phong hàn (mạch phù khẩn, không ra mồ hôi, đau nhức mình mẩy)

  • Chuẩn bị: Cam thảo, hoàng cầm, xuyên khung, sinh địa hoàng và bạch chỉ mỗi vị 4g, tế tân 2g, khương hoạt, thương truật và phòng phong mỗi vị 6g.

  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa bệnh phong thấp (chủ yếu là do hàn thấp)

  • Chuẩn bị: Cam thảo 4g, xuyên khung 4g, cảo bản, độc hoạt, phòng phong và khương hoạt mỗi vị 8g, mạn kinh tử 12g.

  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc trị thấp khớp cấp

  • Chuẩn bị: Đương quy, khương hoạt và uy linh tiên mỗi vị 12g, tần giao 20g, kê huyết đằng 16g.

  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

 

- Bài thuốc trị viêm dây thần kinh quanh khớp vai, đau nhức cơ thể do phong thấp

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 3 lát, đại táo 8g, chích cam thảo 4g, phòng phong 8g, khương hoạt 8g, hoàng kỳ 12g, khương hoàng 4g, đương quy 8g, xích thược 8g.

  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa chứng thấp tà, nhiệt tàng ở trong lý, ngoại cảm phong hàn, mình mẩy nhức mỏi, đầu đau

  • Chuẩn bị: Xuyên khung, cam thảo, hoàng cầm, bạch chỉ và sinh địa hoàng mỗi vị 4g, tế tân 2g, thương truật, khương hoạt và phong phong mỗi vị 6g.

  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc trị chứng đau đầu do hàn

  • Chuẩn bị: Phụ tử chế và bạch chỉ mỗi vị 4g, ma hoàng, cam thảo, thăng ma, phòng phong, khương hoạt và thương truật mỗi vị 6g.

  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc trị chứng tay cầm không vững, đi lại khó khăn và bán thân bất toại

  • Chuẩn bị: Cam thảo 6g, xuyên sơn giáp (tôi giấm) 6g, khương hoạt, hương phụ (chế giấm) và đương quy mỗi vị 12g, uy linh tiên, độc hoạt, nhũ hương, phòng phong, ngũ gia bì, chỉ xác, ô dược mỗi vị 9g.

  • Thực hiện: Nhũ hương đem để riêng, các vị khác đem sắc lấy nước. Sau đó dùng nhũ hương hòa với nước sắc còn nóng và uống trực tiếp.

- Bài thuốc trị đau thần kinh ngoại biên từ thắt lưng trở lên

  • Chuẩn bị: Thương truật, khương hoạt và phòng phong mỗi vị 12g, tế tân 4g, cam thảo, sinh địa, xuyên khung, hoàng cầm và bạch chỉ mỗi vị 8g.

  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang, dùng trước khi ăn 1 giờ, ngày dùng 3 lần.

- Bài thuốc trị đau nhức lưng do thấp nhiệt

  • Chuẩn bị: Nhân trần, khương hoạt và chích cam thảo mỗi thứ 15g, nhân sâm, thăng ma, thương truật, khổ sâm, cát căn mỗi vị 6g, bạch truật 4.5g, tri mẫu, hoàng cầm, đương quy, phòng phong, trạch tả và trư linh mỗi vị 9g.

  • Thực hiện: Đem tán các vị thành bột thô. Mỗi ngày dùng 30g sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc trị khớp và toàn thân sưng đau do phong thấp

  • Chuẩn bị: Trần bì 4g, trạch tả 6g, thương truật (tẩm nước gạo) 8, khương hoạt 6g, bạch truật 6g, phục linh 6g và cam thảo 1.6g.

  • Thực hiện: Sắc lấy nước hòa với nước cốt trúc lịch và gừng 20 – 30ml rồi dùng uống.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp


              Bệnh thấp khớp dưới góc nhìn của Đông Y

  • Chuẩn bị: Độc hoạt, đỗ trọng, đương quy, tỳ giải, thiên ma, sinh địa, phụ tử, khương hoạt, huyền sâm và ngưu tất bằng lượng nhau.

  • Thực hiện: Chế thành tễ, mỗi lần dùng 10g tễ uống.

11. Lưu ý – kiêng kỵ khi dùng vị thuốc khương hoạt

  • Không dùng cho người cơ thể đau và đau đầu do huyết hư.

  • Bệnh không do phong hàn cũng không nên sử dụng vị thuốc này.

  • Khương hoạt có tác dụng tán phong mạnh hơn phòng phong, vì vậy nếu cảm mạo phong hàn kéo dài nên phối hợp thêm khương hoạt để tăng tác dụng điều trị.

  • Cần phân biệt với Độc hoạt (trừ thấp). Hai dược liệu này được dùng phối hợp để điều trị các chứng bệnh do phong thấp.
     

Thông tin về dược liệu khương hoạt trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ và trao đổi trực tiếp với thầy thuốc trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này. 

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/khuong-hoat

Print
1834 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4628

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3829

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4571

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5350

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top