Search
en-USvi-VN
Search

Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách phòng dịch bệnh

Thùy Linh Nguyễn

     Từ ngày 16/3/2020, tất cả người dân khi đến nơi công cộng như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe… bắt buộc phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, trong thực tế, còn rất nhiều người dân đang dùng khẩu trang sai cách kéo theo nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Những sai lầm thường gặp khi đeo khẩu trang y tế là gì? Mang khẩu trang y tế như thế nào là đúng cách để phòng tránh Covid-19 và những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác?

     Vì sao nên đeo khẩu trang phòng dịch bệnh?

     Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo có 2 con đường cơ bản lây nhiễm của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), một là lây truyền trực tiếp qua việc tiếp xúc không bảo vệ với giọt tiết mũi họng từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; hai là lây nhiễm gián tiếp qua bề mặt trung gian đã nhiễm virus.

     Vì thế, đối với người chưa bị bệnh, việc đeo khẩu trang là biện pháp ngăn chặn giọt bắn chứa virus xâm nhập vào đường hô hấp của chính mình. Còn với người đang trong giai đoạn ủ bệnh, đeo khẩu trang có tác dụng cản trở phát tán của virus ra ngoài. Trong trường hợp này, nếu không đeo khẩu trang, giọt tiết mũi họng chứa virus có thể bắn xa 2m, rất nguy hiểm cho những người xung quanh.

     “Đeo khẩu trang sai cách không chỉ tăng nguy cơ lây bệnh mà còn lãng phí tiền bạc. Bởi nếu một người mỗi ngày trung bình sử dụng 3 khẩu trang và với dân số 10 triệu dân như hiện nay thì một ngày tiêu thụ đến 30 triệu khẩu trang mà chưa chắc hiệu quả, rõ ràng quá lãng phí”, bác sĩ Đinh Hải Yến – Trung tâm kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế TP.HCM) lưu ý.

     Dưới đây là một số điều, người dân cần lưu ý khi sử dụng khẩu trang để phòng dịch hiệu quả

 

     Khi nào cần đeo khẩu trang?

     Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, người dân không nhất thiết phải đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi vì có thể gây bí bách, khó chịu. Bộ Y tế cũng nêu rõ những trường hợp cần đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 sau đây:

  • Khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
  • Khi chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi,…
  • Khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.

     Nên đeo loại khẩu trang nào?

     Hầu hết các loại khẩu trang như khẩu trang y tế, khẩu trang 3M, khẩu trang vải,… đều có thể ngăn giọt bắn từ những người xung quanh như ho, hắt hơi, nhầy mũi, khạc nhổ… Do đó, trước tình hình khan hiếm khẩu trang hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – Bộ Y tế) khuyến cáo: người dân có thể sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường; chỉ đối với người chăm sóc, điều trị bệnh nhân và những người đi vào ổ dịch mới cần thiết phải sử dụng khẩu trang N95 và các loại khẩu trang chuyên dụng đặc biệt khác. 

     Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?

     Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh. Dưới đây là một số khuyến cáo của Bộ Y tế về việc đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây lan Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác:

  • Không được đeo khẩu trang ngược mặt. Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn t hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng.
  • Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.
  • Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.
  • Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.
  • Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.

     Chỉ đeo khẩu trang đã đủ để phòng dịch bệnh chưa?

     Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, cần sự kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như:

  1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ; trước khi ăn; khi bàn tay bẩn, trước khi vào và sau khi ra khỏi khu dịch vụ.
  2. Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác. Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi.
  3. Vệ sinh hô hấp, vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc.
  4. Tiêm vắc xin để tăng cường miễn dịch phòng bệnh

     Theo thống kê, các trường hợp nhiễm bệnh và biến chứng nặng, thậm chí tử vong do Covid-19 thường xuất hiện ở người già, hoặc những người có sức đề kháng yếu. Về vấn đề này, nhiều giả thuyết cho rằng do trẻ em được tiêm chủng (chích ngừa) đầy đủ vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh cúm, sởi, thủy đậu sẽ góp phần tạo miễn dịch chéo, có tác dụng góp phần phòng chống Covid-19 và hạn chế tác hại của virus nếu mắc bệnh. 
“Virus Corona – Covid-19 không tấn công trẻ nhỏ có nhiều cách giải thích và cách giải thích được nhiều người công nhận là do trẻ nhỏ đã được tiêm 2 mũi vắc xin sởi và thủy đậu – đây là 2 loại vắc xin sống có khả năng phản ứng chéo với virus corona. Điều này đã được ghi nhận từ thời kỳ bùng phát dịch Sars và Mers, cũng là 2 chủng của virus corona.”, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng TP.HCM) cho biết.

     ( Nguồn VNVC : https://vnvc.vn/huong-dan-deo-khau-trang-dung-cach-phong-dich-benh/ )

        **************************

🌞 Phòng khám Đa khoa AGAPE 🌞

📒 Hotile: 0869565868

🚖 Địa chỉ: 382 Hồ Tùng Mậu - Phú Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Print
1861 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x

Chuyên mục

Tin tức

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4688

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm.

1. Biện pháp đơn giản để giải rượu

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn luôn cả quả càng tốt.

Chanh tươi giải rượu

Bài 2: Lá dong 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Bài 3: Vỏ quít phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà thì càng tốt.

Bài 4: Vỏ cam 60g, rửa sạch sấy khô tán bột, cho uống 6g với nước ấm, nếu chưa công hiệu có thể cho uống thêm một vài lần.

Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60g đập vụn, lá long não 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 6: Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi ) 16g thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Bài 7: Trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g. Ba vị sắc uống.

Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh, bỏ hạt 50g, cam thảo 12g (nửa đế sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Bài 9: Hoa sắn dây (hoặc củ sắn dây thay thế) 10g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bài 10: Vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quít 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 - 7g pha nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.

2. Biện pháp để giải rượu không dùng thuốc 

2.1 Day bấm huyệt Yêu nhãn từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Yêu nhãn: Giơ cao tay người say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng, tương ứng với đốt sống thắt lưng 4.

 

2.2 Day bấm huyệt Thái xung từ 3 - 5 phút

Vị trí huyệt Thái xung: Ép ngón chân cái sát vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cá

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

0 3884

Viêm gan do rượu: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan do rượu là bệnh lý xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều năm. Khi được chẩn đoán viêm gan, người bệnh cần bỏ rượu, nếu tiếp tục uống thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

0 4605

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

0 5414

Những điều cần biết về Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc

Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.

12345678910Last
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top