Search
en-USvi-VN
Search
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

0 3832

Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.
 

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4687
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...

Chuyên mục

Tin tức

Đo đường huyết tại nhà đúng cách

Thùy Linh Nguyễn

Người bệnh tiểu đường vệ sinh tay, trích máu bằng thiết bị lấy máu, nhỏ máu vào que thử và chờ máy đọc kết quả.

Người mắc bệnh tiểu đường loại một, tiểu đường loại hai, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên sử dụng máy đo đường huyết thường xuyên.

Sử dụng máy đo đường huyết giúp kiểm soát tổng thể mức độ phản ứng của glucose trong lên cơ thể khi tập thể dục hoặc những lúc bị căng thẳng, kiểm soát tác dụng của thuốc... Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên còn để quản lý bệnh tốt hơn.

Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể tự thử đường huyết tại nhà.

Các dụng cụ cần có: Chất sát khuẩn như cồn hoặc nước rửa tay, thiết bị lấy máu ngón tay, que thử (được thiết kế phù hợp với máy đo đường huyết), điện thoại hoặc sổ để lưu lại kết quả, máy đo đường huyết cá nhân.

Các bước thực hiện:

Đầu tiên, bạn lưu ý rửa tay sát khuẩn và để ráo vị trí trích máu trước khi bắt đầu.

Sau đó, bật máy đo đường huyết và theo dõi đến khi thiết bị thông báo sẵn sàng nhận mẫu máu.

Bạn dùng thiết bị trích máu đâm vào một bên ngón tay ở vị trí bên cạnh móng tay và bóp ngón tay đến khi máu tạo thành một giọt trên que thử. Bạn dùng miếng tẩm cồn thấm vào ngón tay để cầm máu và chờ máy tạo kết quả đọc.

Nếu gặp khó khăn bước lấy máu, bạn có thể làm ấm bàn tay bằng cách chà tay tạo nhiệt hoặc ngâm ấm tay rồi lau khô và sát khuẩn. Trường hợp trích máu xét nghiệm vượt ngưỡng chịu đau, một số cách sau có thể giúp bạn giảm đau như thay mới thường xuyên bộ kim trích xuất máu (lancet), thay đổi độ dày của lancet, thay đổi ngón tay...

Các bước sử dụng máy đo đường huyết.

Các thiết bị điện thoại thông minh hiện nay cho phép đồng bộ hóa với máy đo đường huyết giúp việc lưu giữ kết quả thuận lợi hơn. Bạn cũng có thể lưu trên giấy bút. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn và điều trị cụ thể hơn, ví dụ sử dụng insulin hạ độ đường huyết hoặc chỉ định dùng đồ ăn, thức uống có chất bột đường (carbohydrate) giúp tăng lượng đường.

Dự trữ thêm pin cho máy đo và kiểm tra hạn sử dụng của dải xét nghiệm để có kết quả đo lường chính xác nhất. Bộ kit xét nghiệm cũng nên được bảo quản kín, vô trùng và thường xuyên vệ sinh định kỳ.

Bạn có thể chủ động mang máy đo đường huyết cá nhân theo khi đi du lịch. Bạn nhớ chuẩn bị đủ phụ kiện kèm theo như que thử (strip), kim lấy máu (lancet), insulin và pin. Tránh các nguồn nhiệt như ánh sáng mặt trời trực tiếp và không đặt pin ở cốp xe hay hành lý ký gửi. Đựng bộ đo đường huyết trong hộp chất liệu cứng cũng là cách tiện lợi cho những chuyến đi dài ngày.

Duy trì lối sống tích cực, chú trọng bữa ăn và theo dõi thể trạng bằng các thiết bị hiện đại là giải pháp tốt cho mọi người trong hành trình sống khỏe và điều trị bệnh.

Khi nào cần kiểm tra đường huyết?

Tùy thể trạng mỗi cá nhân, bác sĩ có thể tư vấn số lần và thời điểm phù hợp để kiểm tra đường huyết.

Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy giúp các tế bào sử dụng glucose trong máu. Ở người bệnh tiểu đường loại một, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoặc tạo ra rất ít. Điều đó làm cho việc kiểm tra thường xuyên càng quan trọng giúp. Nếu bị bệnh tiểu đường loại một, bạn có thể cần phải kiểm tra mức đường huyết 4-10 lần một ngày.

Thời điểm phù hợp có thể kiểm tra đường huyết là trước bữa ăn chính và phụ, trước và sau tập thể dục, trước khi đi ngủ hoặc buổi đêm. Kiểm tra đường huyết thường xuyên nếu thói quen sống của bạn thay đổi hoặc khi bị ốm.

Số lần và thời điểm phù hợp để kiểm tra đường huyết được dựa trên thể trạng mỗi người.

Người mắc bệnh tiểu đường loại hai và tiểu đường thai kỳ cũng nên kiểm tra đường huyết 2-4 lần mỗi ngày. Bạn sẽ được chỉ định kiểm tra thường xuyên hơn dựa theo chẩn đoán và mức độ ổn định đường huyết của cơ thể. Nên kiểm tra đường huyết vào buổi sáng và trước khi đi ngủ; trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ; trước và hai giờ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu điều trị tiểu đường không dùng insulin và hiểu rõ thể trạng của bản thân, bạn có thể đo đường huyết khi cần thiết.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đưa ra số liệu chung về mức đường huyết lý tưởng cho người trưởng thành (không mang thai) bị mắc tiểu đường trong mức 80-130 mg/dL trước bữa ăn và không vượt quá 180 mg/dL sau bữa ăn. Dựa vào tuổi, giới tính, mức độ vận động, loại bệnh tiểu đường và tình trạng sức khỏe, bác sĩ phụ trách sẽ khuyến nghị mức đường huyết phù hợp cho mỗi cá nhân.

Print
1619 Rate this article:
No rating

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top