Search
en-USvi-VN
Search
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

0 3664

Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.
 

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4470
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...

Chuyên mục

Tin tức

Cuộc chiến chống "kẻ thù vô hình" COVID-19

Thùy Linh Nguyễn

Ca bệnh đầu tiên xuất hiện, cuộc chiến chống COVID-19 chính thức bắt đầu

Ngày 31/12/2019, Trung Quốc thông tin cho WHO về một loại bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ngày 7/1/2020, Theo WHO, giới chức Trung Quốc thông báo đã xác định virus mới gây ra bệnh mới nói trên. Đây là một chủng mới của virus Corona và được gọi là 2019-nCoV. Ngày 11/1/2020, Trường hợp tử vong do vì 2019-nCoV được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc Ngày 23/1/2020, Trung Quốc ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán có dân số 11 triệu người.

Ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận trường hợp dương tính với 2019-nCoV đầu tiên. Hai bệnh nhân này là hai cha con người Trung Quốc tên Li Ding (66 tuổi) và Li ZiChao (28 tuổi), đều nhập cảnh vào Việt Nam từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc; được nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Ngày 24/1/2020, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch 2019-nCoV, ra lệnh kích hoạt Trung tâm phòng chống dịch bệnh khẩn cấp ứng phó dịch bệnh.

Ngày 30/1/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca nhiễm COVID-19 là công dân Việt Nam, trở về từ Vũ Hán, 1 trường hợp ở Thanh Hóa, 2 trường hợp ở Vĩnh Phúc.

Trường hợp BN số 5 (N.T.D, nữ, 23 tuổi) quê tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, sau đó đã trở thành người lây nhiễm SARS-CoV-2 cho 5 người tiếp xúc với mình, gồm: bố, mẹ, em gái, 1 người họ hàng và 1 người hàng xóm. Người hàng xóm nhiễm bệnh tiếp tục lây bệnh cho người cháu ngoại 3 tháng tuổi của mình.

Ngày 31/1/2020, Khánh Hòa xác nhận 1 trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng là bệnh nhân nữ 25 tuổi (là lễ tân khách sạn, tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân đầu tiên người Trung Quốc).

Ngày 4/2/2020, Một trong những bệnh nhân nhiễm virus 2019-nCoV đầu tiên tại Việt Nam, anh Li ZiChao đã xuất viện sau 4 lần âm tính với virus này. Kì tích này, các y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy, đã được ghi nhận, đánh giá cao và xứng đáng nhận bằng khen của Chính Phủ.

Ngày 6/2/2020, Tất cả địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch.

Ngày 10/2/2020, Chuyến bay HVN68 hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã đưa 30 công dân Việt Nam đang du lịch, sinh sống và học tập ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về nước. Chuyến bay này bay thẳng vào tâm dịch được xem là chuyến bay của trách nhiệm và tình người.

Ngày 12/2/2020, WHO công bố tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (lúc bấy giờ đang được gọi tạm là 2019-nCoV) là COVID-19. Cùng ngày, bệnh nhân Li Ding người Trung Quốc điều trị tại Việt Nam xuất viện với sức khỏe ổn định.

Từ ngày 12/2/2020 - 4/3/2020 (trong vòng 21 ngày) xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã được cách ly toàn bộ để ngăn chặn dịch bệnh, sau khi tỉnh này ghi nhận 10 ca dương tính với COVID-19, nhiều nhất tại Việt Nam.

Riêng xã Sơn Lôi có tới 4 ca COVID-19. Đây là khu vực đầu tiên bị phong tỏa cách ly để phòng dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước, Việt Nam đã mở rộng thực hiện thêm khai báo y tế, cách ly, xét nghiệm đối với khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc (từ 23/2); Iran và Ý (từ 29/2).

"Làn sóng" thứ 2 xâm nhập từ nước ngoài

Sau hơn 20 ngày không có ca bệnh mới, tối 6/3/2020, TP.Hà Nội triệu tập cuộc họp khẩn và xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên của thành phố, cũng là ca thứ 17 của Việt Nam. Bệnh nhân là N.H.N (26 tuổi, ngụ Q.Ba Đình, Hà Nội) từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay VN0054 tới Hà Nội sáng 2/3/2020. Bệnh nhân 17 cũng lây nhiễm cho 3 người khác, gồm lái xe riêng, bác gái và người giúp việc của mình.

Từ ngày 6/3/2020, Việt Nam mở rộng thực hiện khai báo y tế thêm với khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Campuchia.

Ngày 10/3/2020, Việt Nam ghi nhận thêm bệnh nhân 34 sống tại Bình Thuận, trở về từ Mỹ. Bệnh nhân này đã lây cho 11 bệnh nhân khác, trong đó có 3 người tiếp xúc trực tiếp, và 3 người khác tiếp xúc với những người tiếp xúc với bệnh nhân 34.

Cả 2 ổ dịch tại Trúc Bạch và Bình Thuận đều được phong tỏa ngay sau khi các bệnh nhân 17 và 34 được công bố.

Ngày 17/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong 30 ngày, từ 0 giờ ngày 18/3/2020 do tình trạng các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài tăng lên nhanh chóng.

Giãn cách xã hội - Những ngày "chưa từng có"

Ngày 20/3/2020, Bộ Y tế công bố ca bệnh COVID-19 số 86, 89 tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hai bệnh nhân là nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện. Hai bệnh nhân đều không có lịch sử tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, nên không tìm thấy nguồn lây virus.

Cùng ngày 20/3/2020, Bộ Y tế công bố bệnh nhân 91, là phi công của Vietnam Airlines về từ Anh. Ổ dịch là quán bar Buddha (TP.HCM) có tổng cộng 18 người dương tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 91 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Đây là trường hợp COVID-19 biến chứng nặng, được điều trị lâu dài nhất tại Việt Nam (hơn 3 tháng).

Tại cả 2 ổ dịch bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha, cơ quan chuyên môn đều chưa xác định được bệnh nhân đầu tiên (F0).

Ngày 27/3/2020, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị số 15 yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, yêu cầu hạn chế tụ tập đông người từ 0 giờ ngày 28/3/2020 đến hết 15/4/2020.

Sau đó, bệnh viện Bạch Mai liên tiếp ghi nhận một số ca mắc COVID-19 mới. Ngày 28/3/2020, bệnh viện được phong tỏa cách ly trong vòng 14 ngày. Đây là ổ dịch COVID-19 trong bệnh viện đầu tiên của cả nước.

Ngày 31/3/2020, Thủ tướng tiếp tục ban hành Chỉ thị 16, yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp. Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Sau thời gian 15 ngày cách ly cả nước, những tỉnh, thành thuộc nhóm nguy cơ cao (gồm 12 tỉnh, thành) tiếp tục thực hiện cách ly đến đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể

Ngày 6/4/2020, Bộ Y tế thông tin ca bệnh 243 tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Kể từ đó đến 15/4/2020 có 13 bệnh nhân được phát hiện.

Ngày 8/4/2020, thôn Hạ Lôi với khoảng 13.000 người được cách ly 28 ngày.

Từ 0h đêm 8/4/2020 theo giờ địa phương, thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, từng là tâm dịch COVID-19 của Trung Quốc, đã chính thức được dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau 77 ngày.

Tới ngày 22/4/2020, sau khi kết thúc 1 tuần kéo dài thời gian cách ly xã hội, gần 1 tuần không ghi nhận thêm bệnh nhân COVID-19 nào mới, trong khi hơn 80% bệnh nhân đã khỏi bệnh, Thủ tướng Chính phủ quyết định dừng cách ly xã hội trên cả nước, trừ một số khu vực tại các địa phương như 2 huyện Mê Linh, Thường Tín của Hà Nội hay huyện Đồng Văn của Hà Giang. Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch khuyến cáo “chung sống an toàn nhưng không được chủ quan”.

Ngày 23/4/2020, một số hoạt động dịch vụ, giao thông công cộng trở lại hoạt động bình thường. Một số địa phương bắt đầu cho học sinh đi học trở lại sau nhiều tháng phải nghỉ học, trong khi một số địa phương lên kế hoạch cho học sinh trở lại trường vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Từ ngày 25/4/2020, Thủ tướng tiếp tục ban hành Chỉ thị 19, về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Sau khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, nhiều ca bệnh được điều trị khỏi và xuất viện, ngày 28/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, nhận định Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19.

Bệnh nhân 91 – phi công người Anh - là ca bệnh nặng nhất trong số người nhiễm COVID-19 ở Việt Nam. Bệnh nhân hồi phục thần kì trong khi phổi chỉ còn hoạt động 10%, cơ quan nội tạng khác bị tổn thương, khả năng ghép phổi tỉ lệ khó thành công. Cơ thể kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu được dùng trong nước, phải sử dụng thuốc hiếm được đặt từ nước ngoài để điều trị.

Tính đến ngày 24/7/2020, Việt Nam trải qua 99 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Đà Nẵng trút "gánh nặng COVID-19

Ngày 25/7/2020, Bệnh nhân 416 (57 tuổi, ngụ Đà Nẵng) dương tính với COVID-19. Đây là ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam sau hơn 3 tháng. Đặc biệt, ca bệnh không xác định được nguồn lây (F0).

Bộ Y tế xác nhận các ca bệnh tại Đà Nẵng nhiễm SARS-CoV-2 chủng mới, xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, khác các chủng SARS-CoV-2 trước đó đã lưu hành trong nước.

Liên tiếp nhiều ca mắc COVID-19 được ghi nhận tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành khác có liên quan đến Đà Nẵng, đặc biệt là bệnh nhân có đến các bệnh viện ở Đà Nẵng gồm: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.

Từ 0h ngày 28/7/2020, Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố.

Nhiều tỉnh, thành đã thực hiện khai báo y tế, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm người dân có đến, hoặc từ Đà Nẵng về từ ngày 1/7.

Ngày 31/7/2020, Việt Nam ghi nhận bệnh nhân nhiễm COVID-19 tử vong đầu tiên.

Bệnh nhân 428 (70 tuổi, ngụ Quảng Nam) tử vong vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng: tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối (đã chạy thận 10 năm nay), biến chứng suy hô hấp do suy tim và COVID-19.

Cả nước tập trung huy động nguồn lực y tế tham gia điều trị, chống dịch tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.

Các tỉnh đã ghi nhận ca nhiễm COVID-19 có liên quan đến Đà Nẵng gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Đắk Lắk, TP.HCM, Thái Bình, Đồng Nai, Khánh Hoà, Hà Nam, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hải Dương.

Từ 0 giờ, ngày 8/8/2020, Bệnh viện C Đà Nẵng chính thức được gỡ bỏ phong tỏa.

Ngày 10/8/2020, 4 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh.

Từ 0 giờ, ngày 11/8/2020, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng cùng các tuyến đường lân cận chính thức kết thúc thời gian phong tỏa.

Ngày 11/8/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga đã đăng ký loại vaccine phòng COVID-19 đầu tiên trên thế giới có tên gọi "Sputnik V".

Ngày 14/08/2020, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin Việt Nam có đặt mua vaccine ngừa COVID-19 do Nga sản xuất. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị nâng mức độ cảnh báo trong cộng đồng về COVID-19 khuyến cáo mạnh mẽ người dân đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà.

TP Đà Nẵng nới lỏng một số biện pháp giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 5/9/2020.

Ngày 28/9/2020, Nghị định 117/2020 (thay thế cho Nghị định 176/2013) quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 đã tăng mức phạt đối với nhiều hành vi liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19. Kể từ ngày 28/9, những người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng có thể bị phạt 1-3 triệu đồng.

Chế tài nghiêm khắc đối với nam tiếp viên hàng không làm lây lan COVID-19

Ngày 30/11/2020, Bộ Y tế công bố ca bệnh 1342, là nam tiếp viên hàng không sống tại TP.HCM. Đây là ca lây nhiễm trong khu cách ly của Vietnam Airlines. Trong quá trình cách ly tại nhà, BN1342 đã không tuân thủ đúng quy định về cách ly y tế, tiếp xúc gần với 3 người khác gồm mẹ đẻ (ngụ huyện Hóc Môn) và hai người bạn (một nam ở Quận 6 và một nữ ở Bình Thạnh). Trong 3 người này đã phát hiện 1 người dương tính với virus SARS-CoV-2, đó là bệnh nhân 1347 - giáo viên dạy tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ Key English.

Bệnh nhân 1347 có lịch sử đi lại phức tạp, lây bệnh cho 2 người nữa là bệnh nhân 1348, 1349.

Trưa 3/12/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" theo Điều 240 Bộ Luật Hình sự 2015. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng BN1342 đã vi phạm nghiêm trọng các biện pháp cách ly tập trung cũng như tại nhà và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.

Ngày 5/12/2020, 861 trường hợp F1 của 4 ca dương tính (bệnh nhân 1342, 1347, 1348 và 1349) cho kết quả xét nghiệm âm tính.

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 này vẫn còn dài, thế giới vẫn đang vật lộn để chiến đấu với kẻ thù vô hình này bằng cách giãn cách xã hội, thói quen rửa tay, đeo khẩu trang trong khi chờ đợi có vaccine. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam điều trị thành công 1224 ca mắc COVID-19. Sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, sự chung tay của cả cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái lúc khó khăn, hoạn nạn của người Việt, dịch bệnh COVID-19 đã bị đẩy lùi.

Tính đến ngày 24/12, Việt Nam ghi nhận 1.421 ca mắc COVID-19, 35 người tử vong, 1.281 người được điều trị khỏi.

Nguồn: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/mot-nam-nhin-lai-cuoc-chien-chong-ke-thu-vo-hinh-covid-19-c46a1208090.html

Print
808 Rate this article:
No rating

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top