Search
en-USvi-VN
Search

Định lượng NT-pro BNP là dấu ấn quan trọng trong chẩn đoán suy bệnh tim

Thùy Linh Nguyễn

1. Nguồn gốc và chuyển hóa của NT-proBNP

    NT-proBNP là peptid gồm 76 acid amin. Tiền thân của NT-proBNP là pre-pro-peptid gồm 134 acid amin. Pre-pro-peptid tách ra thành proBNP và một đoạn peptid tín hiệu. Khi được giải phóng vào máu, proBNP bị thủy phân tạo thành NT-proBNP (76 acid amin) và BNP (32 acid amin). 
    Ở người, NT-proBNP và BNP có hàm lượng lớn trong cơ tâm thất trái, nhưng cũng có một ít trong mô tâm nhĩ cũng như trong cơ tâm thất phải. NT-proBNP tăng phóng thích khi có tăng sức nén huyết động học tại tim (tức thành tim bị giãn, phì đại hoặc tăng áp lực tác động lên thành tim). NT-proBNP gia tăng nồng độ trên những bệnh nhân suy tim.
    NT-proBNP được thải trừ thụ động, chủ yếu qua thận. Xét nghiệm NT-proBNP có độ nhạy cao hơn và thông dụng hơn BNP trong chẩn đoán suy tim. Mức độ tăng cao của NT-pro BNP cho thấy tiên lượng xấu ở những bệnh nhân suy tim. 

                                                                                 

2. Chỉ định xét nghiệm NT-proBNP

    2.1. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt suy tim:
         - Xác định hoặc loại trừ suy tim ở các bệnh nhân khó thở cấp.
         - Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở bệnh nhân có nguy cơ suy tim (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành), bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác.
         - Chẩn đoán suy tim trong trường hợp khám lâm sàng hoặc siêu âm khó thực hiện (như bệnh nhân béo phì, quá già hoặc trẻ em). 
   2.2. Theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị suy tim:
         - Theo dõi lâu dài bệnh nhân suy tim mạn.
         - Đánh giá nguy cơ suy tim tái phát. Xác định độc tính của thuốc sử dụng hoặc hiệu quả điều trị. 
   2.3. Tiên lượng suy tim:
         - Tiên lượng suy tim ở bệnh nhân khó thở hoặc suy tim đã được chẩn đoán.
   2.4. Sàng lọc suy tim:
        - Sàng lọc trong cộng đồng, đặc biệt chú ý nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim cao như bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành …
        - Sàng lọc nguy cơ suy tim ở các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật các cơ quan. 
        - Sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ suy tim ở các đối tượng có nguy cơ bị bệnh tim mạch (béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy thận).

3. Giá trị tham chiếu và thay đổi của NT-proBNP trong suy tim

                                                                                   

    Giá trị tham chiếu trên người bình thường của NT- proBNP huyết tương sẽ thay đổi theo tuổi. Cụ thể, ở người dưới 50 tuổi là 50 pg/mL, 50 – 75 tuổi là 75-100 pg/mL và trên 75 tuổi là 250 - 300 pg/mL. Một điểm cắt chung cho cả 2 giới là 125 pg/mL.

     - Điểm cắt tối ưu để loại trừ suy tim mạn tính là NT-proBNP < 125 pg/mL;
     - Điểm cắt tối ưu loại trừ suy tim cấp khi khó thở là NT-proBNP < 300 pg/mL;
     - Điểm cắt tối ưu NT-proBNP để chẩn đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở theo tuổi: dưới 50 tuổi là > 450 pg/mL, từ 50 – 75 tuổi là > 900 pg/mL và trên 75 tuổi là > 1800pg/mL.

4. Ý nghĩa của định lượng NT-pro BNP trong lâm sàng:

    Nồng độ NT-pro BNP chỉ có ý nghĩa khi tăng, thường gặp ở những người mắc các hội chứng sau:

    - Khó thở/suy tim cấp. Các điểm cắt tối ưu giúp phát hiện suy tim cấp của NT-pro BNP ở các độ tuổi 50, 50 - 75 và > 75 lần lượt là 450, 900 và 1800 pg/mL. Khi nồng độ NT-pro BNP < 300 có giá trị chẩn đoán âm tính với suy tim lên đến 98%. Ở những bệnh nhân suy tim cấp, xét nghiệm có giá trị tiên lượng tử vong trong vòng 76 ngày lên tới 95% khi nồng độ NT-pro BNP lớn hơn 5180 pg/mL.

   - Suy tim mạn, bệnh nhân được đánh giá là suy tim nặng khi nồng độ NT-pro BNP > 1000 pg/mL. Ở bệnh nhân suy tim mạn, việc đo chỉ số này là định kỳ và vô cùng quan trọng.

   - Bệnh thận: việc giảm đào thải NT-pro BNP qua thận dẫn đến tăng nồng độ peptid này trong huyết tương.

   - Trong một số bệnh lý không phải suy tim: sốc nhiễm trùng, sốc do các nguyên nhân khác, bệnh cơ tim, bệnh van tim, thiếu máu,…

 

Print
1459 Rate this article:
No rating

Leave a comment

Name:
Email:
Comment:
Add comment

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top