Search
en-USvi-VN
Search

Dược liệu quý

Xét nghiệm HEV trong chẩn đoán bệnh viêm gan E

Xét nghiệm HEV trong chẩn đoán bệnh viêm gan E

1. Virus HEV gây ra bệnh gì?

Virus viêm gan E (HEV) là một loại virus RNA đơn chuỗi  thuộc chi Orthohepevirus thuộc họ Herpesviridae. Chi này bao gồm bốn loài: Ortho Herpesvirus A, Ortho Herpesvirus B, Ortho Herpesvirus C và Ortho Herpesvirus D. Năm thành viên của Ortho Herpesvirus A đã được tìm thấy là nguyên nhân lây nhiễm cho người. 

Kiểu gen HEV-1 và HEV-2 là virus gây bệnh ở người.Chúng lây lan qua nguồn cung cấp nước ô nhiễm với phân người. Ngược lại, HEV-3 và HEV-4 là những virus gây bệnh có khả năng lây nhiễm cho người, lợn và các loài động vật khác. Chúng lây truyền xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh và sử dụng các sản phẩm thực phẩm bị nhiễm HEV.

Hình 1: Cấu trúc virus viêm gan siêu vi E

HEV-1, HEV-2, HEV-3 và HEV-4 đều gây viêm gan cấp tính, suy gan cấp tính và bệnh thần kinh, tuy nhiên, các bệnh lý khác nhau có liên quan đến các chủng khác nhau. Kiểu gen 3 và 4 liên quan nhiều đến tình trạng thần kinh hơn kiểu gen 1 và 2. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ mang thai và viêm tụy có liên quan nhiều hơn đến kiểu gen 1 và 2, nhiễm HEV-3 có thể dẫn đến suy gan cấp tính mãn tính ở bệnh nhân mắc bệnh gan tiềm ẩn. Những người bị ức chế miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến xơ gan.

Viêm gan E là bệnh gan do siêu vi viêm gan E (HEV) gây ra. Mặc dù hiếm ở các nước phát triển, nhưng viêm gan E phổ biến ở các nước đang phát triển. Trong đại đa số mọi người, nhiễm HEV dẫn đến một bệnh cấp tính. Tuy nhiên, nhiễm trùng cấp tính có thể trở thành mãn tính trong những trường hợp hiếm gặp.

Hình 2: HEV là một tác nhân gây ra bệnh viêm gan

2. Virus viêm gan E lây lan như thế nào?

HEV thường lây lan qua đường phân - miệng. Kiểu gen HEV-1 và HEV-2 có nguồn lây nhiễm phổ biến nhất là nguồn nước uống bị ô nhiễm. Kiểu gen HEV-3 xâm nhập vào cơ thể sau khi ăn thịt lợn hoặc thịt nai chưa nấu chín. Kiểu gen HEV-4, được phát hiện ở Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, cũng có liên quan đến lây truyền qua thực phẩm.

Virus còn lây truyền từ người bị nhiễm sang người khác bằng cách truyền máu và ghép tạng.

Virus cũng lây truyền từ mẹ sang con.

Viêm gan E có thể lây nhiễm từ động vật sang người trong quá trình tiếp xúc với động vật bị nhiễm virus.

3. Triệu chứng bệnh viêm gan E

Nhiều người bị viêm gan E không có triệu chứng nhiễm trùng cấp tính, viêm gan E có triệu chứng thường xảy ra ở thanh thiếu niên lớn tuổi và thanh niên. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng gặp phải bệnh nặng, bao gồm viêm gan tối cấp và có thể gây tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan E tương tự như các loại viêm gan siêu vi cấp tính khác và tổn thương gan. Chúng bao gồm:

  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Ăn mất ngon.
  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Đau bụng.
  • Vàng da.
  • Nước tiểu đậm.
  • Phân màu đất sét.
  • Đau khớp.

Hình 3: Vàng da là một trong những triệu chứng của bệnh viêm gan E

Bệnh viêm gan E có thời gian ủ bệnh từ 15 - 60 ngày (trung bình 40 ngày). Hầu hết những người bị viêm gan E có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tỷ lệ người mắc viêm gan E tử vong rất thấp (khoảng 1%). Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, viêm gan E có thể là một căn bệnh nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong đạt 10% - 30%. Viêm gan E cũng có thể gây ra các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng cho những người mắc bệnh gan mạn tính từ trước và người được ghép tạng bằng liệu pháp ức chế miễn dịch, dẫn đến bệnh suy gan mất bù và có thể gây tử vong.

4. Phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa

Nhiễm trùng HEV nên được xem xét ở bất kỳ người nào có triệu chứng viêm gan virus xét nghiệm âm tính với dấu hiệu huyết thanh của viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, vi rút gan khác và tất cả các nguyên nhân khác của tổn thương gan cấp tính. Bất kỳ người nào cũng đều có thể nhiễm virus HEV nếu có tiếp xúc với yếu tố gây bệnh. 

Do các trường hợp viêm gan E không thể phân biệt được về mặt lâm sàng với các loại viêm gan siêu vi cấp tính khác, chẩn đoán chỉ có thể được xác nhận bằng cách kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống lại HEV hoặc HEV RNA. 

Viêm gan E thường tự khỏi mà không cần điều trị. Không có liệu pháp kháng virus đặc hiệu cho viêm gan cấp tính E, nên việc sử dụng các liệu pháp hỗ trợ là rất quan trọng như:

- Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và chất lỏng.

- Tránh uống rượu, bia, chất có cồn, chất kích thích.

- Cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây hại cho gan, đặc biệt là acetaminophen. 

- Cần thiết có thể nhập viện trong trường hợp nghiêm trọng và nên được xem xét cho phụ nữ mang thai.

Phòng ngừa viêm gan E là tránh tiếp xúc với virus gây bệnh. Các phương pháp hữu hiệu như:

- Giữ gìn vệ sinh môi trường nhất là hệ thống nguồn nước cần phải được xử lý hợp lý.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh.

- Sử dụng nguồn nước sạch, không uống nước chưa lọc. Đun sôi và clo hóa nước sẽ làm bất hoạt HEV. 

- Để ngăn ngừa lây truyền qua thực phẩm, cần phải xử lý thực phẩm thích hợp để vô hiệu hóa virus. Tránh thịt lợn sống và thịt nai có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HEV. 

Print
2169 Rate this article:
No rating

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top