Search
en-USvi-VN
Search

Dược liệu quý

Tầm soát và điều trị ung thư tuyến giáp. Vì sao ung thư tuyến giáp dễ chữa?
Bác sỹ Trần Phượng

Tầm soát và điều trị ung thư tuyến giáp. Vì sao ung thư tuyến giáp dễ chữa?

1. Cách phát hiện ung thư tuyến giáp

1.1 Phát hiện thông qua triệu chứng lâm sàng của bệnh

 

Triệu chứng sớm:

  • Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
  • Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.

Triệu chứng muộn:

  • Khối u to, rắn, cố định trước cổ.
  • Khàn tiếng, có thể khó thở.
  • Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép.
  • Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.
Cách phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp

Làm thế nào để phát hiện ung thư tuyến giáp?

1.2. Phát hiện qua thăm khám sức khỏe

 

Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư tuyến giáp:

Xét nghiệm máu là một phương pháp đánh giá chức năng tuyến giáp hiệu quả. Xét nghiệm máu giúp định lượng nồng độ Calcitonin trong máu giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nhất là ung thư biểu mô dạng tủy. Định lượng T3 và TSH giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ.

Siêu âm màu tuyến giáp:

Việc siêu âm giúp đánh giá tính chất, số lượng “hạt giáp” và phát hiện hạch cổ. Khi siêu âm nếu phát hiện một hoặc nhiều “hạt giáp” thì có khả năng bệnh nhân đã mắc ung thư tuyến giáp với tỷ lệ chung là 4-6,5%. Tuy nhiên siêu âm không thực sự tin cậy trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành tính với tổn thương ác tính.

Phương pháp xạ hình tuyến giáp:

Xạ hình tuyến giáp là phương pháp rất hữu ích nhằm đánh giá hình ảnh chức năng của tuyến giáp, đánh giá nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Để ghi hình tuyến giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng dược chất phóng xạ là l-131 hoặc Technetium - 99m (Tc99m).

Cách phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp

 

 

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ:

Đây là một phương pháp rất hiệu quả hiện nay trong việc phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính với độ chính xác lên tới 95%. Bác sĩ sẽ gây tê vùng trên cổ, sau đó dùng một cây kim rất nhỏ để chọc vào tuyến giáp lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân. Sau đó tiến hành xem xét tế bào dưới kính hiển vi xem chúng có bất thường gì không. Các tế bào không bình thường có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp. Biện pháp này thường được chỉ định đối với bệnh nhân có nhân giáp kích thước >1cm hoặc các nhân giáp bất thường trên hình ảnh xạ hình hoặc siêu âm tuyến giáp.

Siêu âm và chụp cắt lớp:

Phương pháp siêu âm và chụp cắt lớp giúp phân biệt những thương tổn thể rắn với lỏng. Làm rõ thương tổn có kích thước nhỏ (3 – 4mm) trong trường hợp di căn có tính chất chỉ điểm. Xét nghiệm siêu âm và chụp cắt lớp có lợi đối với trường hợp đã bão hòa iot.

2. Điều trị ung thư tuyến giáp

 

Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp, trong đó phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Tuy nhiên, vẫn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà lựa chọn các phương pháp phù hợp. Với ung thư tuyến giáp biệt hóa sẽ chỉ định cắt giáp toàn bộ khi có một trong các yếu tố tiên lượng xấu hoặc ung thư tuyến giáp tái phát. Ngoài những trường hợp chỉ định cắt giáp toàn bộ, người bệnh được chỉ định cắt giáp gần toàn bộ hoặc cắt thùy và eo giáp, với những trường hợp ung thư giáp trạng biệt hóa sẽ vét hạch cổ khi phát hiện hạch trên lâm sàng, trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm khám kiểm tra đánh giá tổn thương trong phẫu thuật.

Điều trị I 131 là phương pháp bổ trợ giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa và các trường hợp ung thư đã xâm lấn tại chỗ.

Liệu pháp hormon thay thế được chỉ định sau khi điều trị I131hậu phẫu, hay sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc có di căn lan tràn sau khi điều trị triệt căn thất bại.

Xạ trị ngoài và hóa trị ít có giá trị với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, thường được sử dụng đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy.

Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân giúp người bệnh ung thư củng cố hệ miễn dịch để kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, tăng khả năng nhận diện và tấn công tế bào ung thư, tăng hiệu quả điều trị khi áp dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị...

Cách phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp

Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân - Hy vọng mới cho người bệnh ung thư

3. Những ai nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp?

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh không chừa bất cứ một ai, vì thế mỗi cá nhân đều nên tự chủ động đi tầm soát sớm. Dưới đây là một số những trường hợp mà người bệnh cần đi tầm soát ung thư ngay nếu không muốn bệnh trở nặng:

  • Phụ nữ trên 25 tuổi cần đi tầm soát ung thư theo định kỳ đầy đủ và thường xuyên.

  • Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao khi ngoài 40 tuổi.

  • Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt.

  • Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.

  • Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như FAP, MEN II, Cowden, ung thư biểu mô tuyến giáp,...

  • Có dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt - khó thở, đau họng, đau cổ, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,...

  • Từng phải chiếu/ xạ và đầu hoặc cổ khi còn nhỏ hoặc thuộc lứa tuổi thanh - thiếu niên.

  • Khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.


 

Thiếu i-ốt được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp ở người

Thiếu i-ốt được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp ở người

4. Vì sao ung thư tuyến giáp dễ chữa?

Khi tuyến giáp xuất hiện khối u sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến người bệnh đau, khó nuốt, khó thở và ho nhiều... Vì thế ngay khi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.

Ung thư tuyến giáp chữa được không là câu hỏi chung được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ.

Nếu điều trị ngay khi vừa được chẩn đoán bệnh thì khả năng sống có cao không? Cũng tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và giai đoạn phát hiện bệnh. Nếu điều trị ung thư tuyến giáp ngay từ giai đoạn I và II khi khối u còn nằm ở tuyến giáp, chưa lây lan ra các vị trí khác thì khả năng sống sau 5 năm là gần 100%.

 

Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh (ảnh minh họa)

Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh (ảnh minh họa)

 

Ở giai đoạn III khi khối u lớn hơn 4 cm và đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp và có thể lan tới các hạch bạch huyết ở cổ. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 80%.

Giai đoạn IV là khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp và có thể đã di căn xa. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là dưới 50% (tùy thuộc vào từng loại bệnh cụ thể).

Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt nên bạn và gia đình không nên quá lo lắng. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên tiến hành điều trị ngay để đạt hiệu quả cao nhất.

 

Print
2100 Rate this article:
5.0

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top