Search
en-USvi-VN
Search

Sức khỏe

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu
Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

Vàng da, mệt mỏi, chán ăn… Cẩn thận với xơ gan do rượu

0 3757

Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.
 

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

Các biện pháp đông y giải rượu cực hiệu quả bạn cần biết

0 4575
Những ngày lễ hay những dịp vui vẻ, khi gia đình và bạn bè tụ họp, nhiều người thường uống một chút rượu trong những bữa cơm đoàn viên … Tuy nhiên, nếu ham vui quá chén dễ lâm vào tình trạng say rượu, thậm chí có thể dẫn tới  ngộ độc rượu rất nguy hiểm. 1. Biện pháp đơn giản để giải rượu Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng...
12345678910Last

Covid-19

Chế độ ăn và chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh gout

Thùy Linh Nguyễn

I. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh Gout:

   - Chế độ ăn nhằm giảm thiểu bùng phát các cơn gout cấp và hạn chế biến chứng của bệnh. 

   - Chế độ ăn còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout.

   - Dựa vào các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh cùng yếu tố nguy cơ của bệnh gout làm cơ sở xây dựng chế độ ăn phù hợp.

  • Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn <1g protein/kg/ ngày, nhất là nguồn đạm chứa nhiều purin.
  • Tăng cường chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng chất béo không no.
  • Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin. Hạn chế thức ăn nhiều acid uric.
  • Đảm bảo uống đủ nước

II. Bệnh gout nên ăn gì?
                                                                                

    - Một khi đã biết rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh gout, ắt hẳn nhiều người sẽ tự hỏi: vậy người bị bệnh gout nên ăn gì thì tốt. Câu trả lời là các thực phẩm chứa purine.

    - Thực phẩm được coi là ít purine khi chứa ít hơn 100mg trên tổng khối lượng 100g. Purine khi bị phân giải trong quá trình tiêu hóa sẽ sản sinh ra axit uric, làm tăng nồng độ chất này trong máu. Vì axit uric tích tụ trong cơ thể dẫn đến bệnh gout, làm bùng phát các cơn gout nên thực phẩm ít purine được xem là an toàn cho người bệnh.

    - Một vài thực phẩm gợi ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout là:

  • Rau: Tương tự như trái cây, hầu như tất cả các loại rau đều tốt cho người bị bệnh gout, bao gồm khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau lá xanh đậm
  • Các loại đậu và hạt: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch
  • Các sản phẩm từ sữa: Tất cả các sản phẩm từ sữa đều an toàn, nhưng sữa ít béo đặc biệt có lợi cho người bị bệnh gout.
  • Đồ uống như trà, trà xanh, cà phê
  • Các loại gia vị và thảo mộc
  • Dầu thực vật: dầu dừa, dầu oliu, dầu lanh, dầu canola

III. Bệnh gout kiêng ăn gì?
                                                                                  

     - Ăn thực phẩm có lợi để cải thiện bệnh trạng là điều tốt, nhưng mọi nỗ lực có khả năng sẽ bị vô hiệu nếu người bệnh không tránh những thực phẩm làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Đó là các thực phẩm:

  • Có hàm lượng purine cao: hơn 200mg purine (trên tổng khối lượng 100g)

  • Có hàm lượng purine vừa phải: từ 150-200mg purine (trên tổng khối lượng 100g)
  • Có hàm lượng fructose cao

      - Dưới đây là danh sách thực phẩm cần tránh thuộc các nhóm nêu trên:

  • Tất cả các loại thịt nội tạng: Gan, thận, óc
  • Thịt đỏ: Các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không đổi sang màu trắng khi nấu chín như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê
  • Một số loại cá như cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm
  • Các loại hải sản khác: Sò điệp, cua, tôm, trứng
  • Đồ uống có cho thêm đường: Nước trái cây, nước ngọt có đường
  • Mật ong, sirô có hàm lượng fructose cao
  • Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia, các chất bổ sung men khác

Ngoài ra, nên tránh các loại carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù chúng không có nhiều purine hay fructose nhưng lại chứa ít chất dinh dưỡng và có khả năng làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

IV. Thực phẩm có thể ăn ở mức độ vừa phải:

      - Những loại thịt nằm ngoài danh sách người bệnh gout không nên ăn.

  • Các loại cá nằm ngoài danh sách không nên ăn: Cá hồi tươi, cá hộp thường chứa hàm lượng purine thấp hơn các loại cá khác.
  • Trái cây: nên ăn với lượng vừa phải vì một số loại có hàm lượng đường fructose cao hơn chúng ta tưởng. Fructose là một yếu tố làm tăng axit uric trong cơ thể, làm bệnh tình chuyển nặng hơn. Tuy nhiên, có một số loại trái cây, điển hình là trái sơ-ri lại rất tốt cho người bị bệnh gout.
  • Về cơ bản, người bệnh dùng được những thực phẩm này, nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều.

V. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh Gout:

    1. Uống nhiều nước
Nước có tác dụng hạn chế sự ứ đọng của tinh thể urat trong thận. Nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bởi đây là một điều vô cùng quan trọng để giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đồng thời giúp thận loại bỏ acid uric trong máu.

Không nên uống nhiều nước vào ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm dẫn đến mất ngủ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

                                                                                                    

    2. Giảm cân an toàn:

Nếu bạn bị Gout, thừa cân sẽ dễ khiến bạn có một đợt đau. Khi bạn thừa cân cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ lượng đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thức đẩy nồng độ acid uric trong cơ thể. Do đó giảm cân giúp bạn đề kháng insulin và giảm mức acid uric. Tuy nhiên bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bọ các cơn gout cấp.

    3. Tập thể dục, vận động thường xuyên:

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn Gout. Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh mà còn giúp giữ mức acid uric thấp.

 

Print
2134 Rate this article:
3.5

Please login or register to post comments.

Name:
Email:
Subject:
Message:
x
Copyright 2024 by AGAPE MEDICAL GROUP Terms Of Use Privacy Statement
Back To Top